Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại cùa sự vật và hiện tượng. Ở con người, thuộc tính đó, phương thức đó chính là hoạt động.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt dộng tuỳ theo góc độ xem xét.
Dưới góc độ triết học, hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan. Ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai cực “chủ thể - khách thể”.
Dưới góc độ sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và bắp thịt cùa con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Dưới góc độ tâm lí học, xuất phát từ quan điểm cho rằng cuộc sống của con người là chuỗi những hoạt động, giao tiếp kế tiếp nhau, đan xen vào nhau, hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể).
Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau.
- Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hoá (còn gọi là “xuất tâm”), trong đó chủ thể chuyển năng lượng của mình thành sản phẩm hoạt động. Đây là quá trình mà tâm lí của con người (của chủ thể) được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm. Như vậy, chúng ta mới có thể tìm hiểu được tâm lí con người thông qua hoạt động của họ.
- Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hoá (còn gọi là “nhập tâm”), trong đó con người chuyển nội dung khách thể (những quy luật, bản chất, đặc điểm... của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân. Đây chính là quá trình chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới, là quá trình nhập tâm. Vì thế, người ta có thể nói tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan; nội dung tâm lí do thế giới khách quan quy định.
Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí, ý thức của mình, hay nói khác đi, tâm lí, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động.
Hoạt động của con người bao gồm các quá trình con người tác động vào vật thể vật chất gọi chung là quá trình bên ngoài và quá trình tinh thần, trí tuệ - quá trình bên trong. Nghĩa là trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lí, cả công việc chân tay lẫn công việc trí óc.
- Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đôi tượng”. Đối tượng của hoạt động là cái mà chủ thể tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh. Nó có thể là sự vật, hiện tượng, khái niệm, con người hoặc mối quan hệ... có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động. Vì thế, đối tượng hoạt động là hiện thân của động cơ hoạt động. Ví dụ: Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo..., chúng có khả năng thoá mãn nhu cầu nhận thức - học tập của con người nên trở thành động cơ đích thực thúc đẩy con người tích cực học tập.
Cần phải nói thêm rằng, có nhiều trường hợp đối tượng của hoạt dộng không phải là một cái gì đó có sẵn, mà là cái đang xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động. Đặc điểm này thường thấy khi con người hoạt động một cách tích cực như trong hoạt động nghiên cứu, trong hoạt động học tâp...
- Hoạt động bao giờ cùng có chủ thể. Chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động. Như vậy, hàm chứa trong hoạt động là tính chủ thế mà đặc điểm nổi bật nhất của nó là tính tự giác và tính tích cực.
Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người. Chủ thể là nhóm người khi họ cùng nhau thực hiện hoạt động với một đối tượng, một động cơ chung. Ví dụ: Chủ thể hoạt động săn bắt là một nhóm người đi săn bởi lẽ họ cùng chung một đối tượng, một động cơ hoạt động - con mồi.
- Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích. Mục đích là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, nó điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng. Tính mục đích luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội, vì thế khỏng nên hiểu mục đích một cách thuần tuý chủ quan như là ý thích riêng, mong muốn, ý định chủ quan...
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động, con người bao giờ cũng phải sử dụng những công cụ nhất định. Trong hoạt động lao động, người ta dùng các công cụ kĩ thuật như máy môc, cái cưa, cái cuốc... tác động vào dối tượng lao động. Tương tự như vậy, tiếng nói, chữ viết, kinh nghiệm và các hình ảnh tâm lí khác là công cụ tâm lí được sử dụng để tổ chức, điều khiển thế giới tinh thần của mỗi con người. Những công cụ đó giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật.
* Phân tích, mô tả cấu trúc hoạt động là một vấn đề dược nhiều nhà tâm lí học quan tâm. Người đầu tiên có tư tưởng này và đạt được những kết quá nghiên cứu nhất định là L.s. Vygotsky. Ông đã phân tích các khái niệm “công cụ”, “thao thác”, “mục đích”, “động cơ”. Tiếp tục phát triển tư tưởng và thành quả đó, nhà tâm lí học Xô viết nổi tiếng A.N. Lconchiev, trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, lần đầu tiên đã mô tả cơ cấu chung của hoạt động vào năm 1947. Sau gần 30 năm (năm 1975), ông đã cụ thể hoá cơ cấu đó trên nhiều bình diện: hình thái, kiểu loại, thành phần, đơn vị, trình độ, cấp bậc... Có thể khái quát kết quả nghiên cứu của A.N. Leonchicv về cấu trúc vĩ mô của hoạt động như sau:
- Hoạt động luôn nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Như vậy, đối tượng là cái vật thể hoá nhu cầu, là động cơ đích thực của hoạt dộng. Nói cách khác, hoạt động là quá trình hiện thực hoá động cơ. Động cơ được coi là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt dộng. Bất kì hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có thể tồn tại ớ dạng tinh thần, bên trong chủ thể. Hoạt động với dộng cơ bên trong, trường hợp này gọi là hoạt động bên trong. Không chỉ như vậy, động cơ còn được vật thể hoá ra bên ngoài, mang hình thức tồn tại vật chất, hiện thực bên ngoài. Hoạt động trong trường hợp này được gọi là hoạt động bên ngoài. Tuy nhiên, với cả hai hình thức tồn tại trên, động cơ vẫn là một - đối tượng cần chiếm lĩnh. Như vậy, tương ứng với hoạt động của chủ thể là động cơ - đối tượng liên quan tới nhu cầu.
- Như đã phân tích, động cơ là mục đích chung của hoạt động (còn gọi là động cơ xa). Động cơ được phát triển theo hướng cụ thể hoá trong các mục đích bộ phận. Nói cách khác, các mục đích này là hình thức cụ thể hoá của động cơ, là bộ phận cấu thành động cơ. Do đó, quá trình hiện thực hoá động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là hành động. Hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tiến tới hiện thực hoá dộng cơ. Chính vì thế, hành dộng là thành phần cấu tạo của hoạt động. Hoạt động chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi hành động. Ví dụ: Hoạt động nhận thức có động cơ đích thực là chiếm lĩnh và phát triển những thành tựu văn hoá của loài người, hành động học là quá trình nhằm tới mục đích riêng, bộ phận là lĩnh hội tri thức khoa học trong từng môn học.
Chủ thể chỉ có thể đạt được mục dích bằng các phương tiện trong các điều kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định một cách thức hành động. Cốt lõi của cách thức ấy chính là thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Nó không có mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể.
Tóm lại, cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm sáu thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau:
- Về phía chủ thể, bao gồm ba thành tố: Hoạt động - hành động - thao thác (đơn vị thao tác của hoạt động).
- Về phía đối tượng, bao gồm ba thành tố: Động cơ - mục đích - phương tiện (nội dung đối tượng của hoạt động).
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao thác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động (cả về phía khách thể, cả về phía chủ thể - “sán phẩm kép”). Có thể khái quát cấu trúc chung của hoạt động qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Trong cấu trúc này, cần nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các thành tố, đặc biệt là yếu tố hành động - mục đích.
- Thứ nhất, một động cơ có thể được cụ thể hoá trong nhiều mục đích. Ngược lại, một mục đích có thể được thể hiện nhiều động cơ khác nhau. Do đó, một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau và một hành dộng có thể tham gia trong nhiều hoạt dộng khác nhau.
- Thứ hai, một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì trở thành một hành động cho hoạt động khác.
- Thứ ha, để đạt một mục đích, ta cần phải thực hiện một hành động. Mục đích đó có thể phát triển theo hai hướng:
Trở thành động cơ (khi mà mục đích không chỉ có chức năng hướng dẫn mà còn có cả chức năng kích thích, thúc dẩy), lúc này hành động biến thành hoạt động;
Trở thành phương tiện (khi mà mục đích đã được thực hiện và hành động kết thúc), lúc này hành dộng trở thành thao tác và có thổ tham gia vào nhiều hành động khác.
Việc phát hiện cấu trúc của hoạt động và mối liên hệ biện chứng giữa các thành tố có ý nghĩa rất lớn:
- Về mặt lí luận, các nhà tâm lí học đã tìm ra sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa đối tượng và chủ thể, đồng thời cũng khẳng định rằng, trong hoạt động bao giờ cũng chứa đựng nội dung tâm lí và tâm lí vận hành phát triển trong hoạt động.
- Về thực tiễn, vận dụng cách hiểu về cư cấu hoạt động dược mô tả ở trên vào giáo dục, ta thấy rằng: Hoạt dộng của học sinh là hoạt động có tổ chức bắt đầu từ bên ngoài một cách vật chất có thổ kiểm soát được. Do vậy, giáo dục về bản chất là liên tục tổ chức, điều khiển, điều chỉnh các hoạt động của học sinh.
Mặt khác, nội dung tâm lí, nhân cách học sinh có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành bằng chính quá trình biến hình thức bên ngoài (nội dung đối tượng) thành hình thức bên trong. Quá trình đó chính là hoạt động của học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động có đối tượng. Vì vậy, trong giáo dục, dạy học phải chú trọng phát huy tĩnh chủ thể của học sinh mà đặc trưng là tính tự giác, tích cực hoạt động.
Có nhiều cách phân loại hoạt động khác nhau, dựa trên các phương diện khác nhau.
a. Xét về phương diện phát triển cá thể, có thể thấy ở con người có bốn loại hoạt động: vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội.
b. Xét về phương diện sản phẩm (vật chất hay tinh thần), có thể chia thành hai loại hoạt động lớn:
- Hoạt động thực tiễn: hướng vào các vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu.
- Hoạt động lí luận: diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm..., tạo ra sản phẩm tinh thần.
c. Xét về phương diện đối tượng hoạt dộng, có thể chia hoạt động thành bốn loại:
- Hoạt động biến đổi: là những hoạt động hướng tới làm thay đổi hiện thực: thế giới tự nhiên (vật thể), xã hội, con người. Đó là những hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động giáo dục...
- Hoạt động nhận thức: là loại hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách quan nhưng không làm biến đổi các vật thể thực, quan hệ thực... Ví dụ: hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học...
- Hoạt động định hướng giá trị: là một loại hoạt động tinh thần xác định ý nghĩa của thực tại với bản thân chủ thể, tạo ra phương hướng của hoạt động. Ví dụ: hoạt động xây dựng thang giá trị, hoạt động đánh giá và lựa chọn giá trị...
- Hoạt động giao lưu (giao tiếp): là hoạt động thiết lập và vận hành mối quan hệ người - người (sẽ được bàn kĩ ở các mục sau).
Tóm lại, con người có nhiều hoạt động. Mọi sự phân loại hoạt động chỉ có tính chất tương đối và các loại hoạt động của con người có quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau.
a. Khái niệm hoạt động chủ đạo
Trong tâm lí học, nhờ sự phân tích các đặc điểm lứa tuổi dể xác định dạng hoạt động chính và ý nghĩa của nó đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách, khái niệm “hoạt động chủ đạo” đã ra dời.
Hoạt động chủ dạo là hoạt động quyết định những hiến đổi chủ yểu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách con người và giai đoạn phát triển nhất định.
Hoạt động chủ đạo có ba đặc điểm cơ bản:
- Hoạt động này lần đầu tiên xuất hiện trong đời sống cá nhân. Khi đã là hoạt dộng chủ đạo thì trong lòng nó đã nảy sinh yếu tố của hoạt động mới khác - dạng hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi tiếp theo.
- Một khi đã nảy sinh, hình thành và phát triển thì hoạt động chủ đạo không mất di mà tiếp tục tồn tại mãi.
- Đó là hoạt động quyết định sự ra dời thành tựu mới (cấu tạo tâm lí mới) đặc trưng cho một lứa tuổi.
Tâm lí học đã phát hiện được ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo. Ví dụ: Hoạt động chủ dạo của tuổi mẫu giáo là vui chơi..., tuổi học sinh tiểu học là học tập..., tuổi trưởng thành là lao động...
b. Sự thay đổi hoạt động chủ đạo
Thời điểm xác đinh sự thay thế từ hoạt động chủ đạo này sang hoạt dộng chủ đạo khác được đặc trưng bởi vị trí của con người trong mối quan hệ với thực tại xung quanh. Trong quá trình phát triển, đến một lúc nào dó, con người nhận thức được vị trí của mình đang chiếm giữ trong các mối quan hệ không còn phù hợp với khả năng của mình và xuất hiện nhu cầu thay đổi vị trí hiện tại. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa khả năng phát triển của con người với chính mức độ phát triển mà họ đang có do hoạt động hiện thời tạo ra. Việc giải quyết mâu thuẫn ấy tất yếu dẫn đến thay thế hoạt động chủ đạo này bằng hoạt động chủ đạo khác trong các giai đoạn phát triển.
Việc đưa khái niệm hoạt động chủ đạo vào giáo dục có ý nghĩa thực tiễn to lớn: Mỗi hoạt động chủ đạo sẽ mang lại thành tựu mới, một cấu trúc tâm lí đặc trưng và chủ thể sử dụng nó như là phương tiện để thực hiện hoạt dộng của mình. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là tổ chức tốt quá trình hình thành các hoạt động chủ đạo của học sinh trong quá trình phát triển.