Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Bồi bổ sức khỏe cho người ốm bằng cung cấp dinh dưỡng từ thực phẩm là một lựa chọn phù hợp. Vậy người ốm có ăn được thịt vịt không? Những đối tượng nào được khuyến cáo không nên ăn thịt vịt? Hãy cùng Nutricare tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
1. Người ốm có ăn thịt vịt được không?
Mặc dù thịt vịt là một thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên người đang ốm không nên ăn thịt vịt. Bạn chỉ nên bổ sung thịt vịt cho người ốm khi họ đã khỏi bệnh.
Tuy thịt vịt có thành phần dinh dưỡng đa dạng nhưng người đang ốm không nên ăn thịt vịt vì các lý do sau:
1.1. Thịt vịt có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, thận, hệ miễn dịch người ốm
Người ốm thường có hệ tuần hoàn kém, hệ miễn dịch còn yếu. Theo Y học cổ truyền, tính hàn trong thịt vịt có thể có ảnh hưởng không tốt đến người ốm, làm suy yếu các cơ quan như thận, tiêu hóa, miễn dịch,… Khi ăn quá nhiều thịt vịt còn khiến cơ thể người ốm dễ bị nhiễm lạnh hơn.
1.2. Thịt vịt có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa người ốm
Thịt vịt có tính hàn vì vậy người ốm, người có thể trạng lạnh khi ăn thịt vịt có thể sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng, đi ngoài. Điều này khiến quá trình phục hồi của người bệnh kéo dài hơn.
1.3. Thịt vịt có thể gây kích ứng, ho cho người ốm
Cùng là loại thịt trắng nhưng thịt vịt có tính hàn cao và mùi tanh hơn thịt gà. Mùi tanh của loại thịt này gây kích ứng cổ họng làm người ốm ho trầm trọng hơn. Đặc biệt những người bị ho, cảm lạnh, yếu lạnh và mẫn cảm với vị tanh này còn có thể ho nặng và ho kéo dài hơn sau khi ăn thịt vịt.
1.4. Thịt vịt có thể gây sưng tấy cho người ốm do chấn thương
Đặc biệt với người ốm sau phẫu thuật, chấn thương, vị tanh, tính hàn của thịt vịt có thể khiến vết thương mưng mủ, sưng tấy, lâu hồi phục. Đó chính là lý do thịt vịt không thích hợp để bồi bổ cho người vừa mới phẫu thuật.
NGƯỜI ỐM CHỈ NÊN ĂN THỊT VỊT KHI ĐÃ KHỎI BỆNH, TRONG GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC VÌ:
- Thịt vịt giàu dinh dưỡng: Khoảng 75 gam thịt nấu chín sẽ cung cấp hơn 25% lượng Protein cần thiết hàng ngày của bạn. Bên cạnh đó thịt vịt còn chứa nhiều dưỡng chất khác như Vitamin nhóm B, Sắt, Axit béo Omega-3, Selen,… Đây đều là những thành phần tham gia trong nhiều quá trình hồi phục của cơ thể.
- Da vịt chứa Glycine (1614mg/100g thịt vịt) góp phần chữa lành vết thương và thúc đẩy giấc ngủ sâu, ngủ ngon.
- Vịt giàu Protein (19g/100g thịt và da vịt) cung cấp năng lượng hoạt động, tăng cường và duy trì các khối cơ, phát triển da, tóc, móng, góp phần thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Giàu Selen là một khoáng chất chống oxy hóa quan trọng giúp giảm các triệu chứng viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch của người ốm.
- Giàu Vitamin B: Các Vitamin nhóm B cũng có vai trò trong hoạt động của hệ thống miễn dịch, thần kinh, hệ thống cơ. Ngoài ra các Vitamin này còn tham gia điều hòa sản xuất nhiều loại hormon trong cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng đa dạng và phong phú có trong 100g thịt vịt:
Thành phần Hàm lượng Protein 11.5g Sắt 2,4mg Canxi 11mg Magie 15mg Natri 63mg Kali 209mg Vitamin A 168 IU Vitamin B12 0,25µg Vitamin D 26 IUNgười ốm nên ăn rau gì? TOP 9 loại rau tốt sức khỏe
2. Đối tượng nào cần kiêng ăn thịt vịt hoàn toàn?
Để tránh tác động không tốt cho sức khỏe, một số đối tượng nên kiêng hoàn toàn thịt vịt trong khẩu phần ăn, cụ thể:
- Người mắc bệnh lý như gout: Do lượng Purin cao trong thịt vịt có thể làm tăng Axit uric máu và làm tăng các đợt sưng, viêm, đau khớp.
- Người có hệ tuần hoàn, tiêu hóa kém không nên ăn thịt vịt để tránh gặp phải triệu chứng đau bụng lạnh, tiêu chảy, nhiễm lạnh,…
- Người ho: Do vị tanh trong thịt vịt có thể làm tăng các cơn ho.
- Người có tiền sử bị dị ứng nên kiêng thịt vịt để tránh gặp phải các tình trạng dị ứng.
- Người mới phẫu thuật khi ăn thịt vịt có thể làm vết mổ dễ bị mưng mủ, sưng viêm, lâu lành. Vì vậy không nên ăn thịt vịt sau khi mới phẫu thuật.
- Người có thể chất lạnh yếu: Do thịt vịt có tính hàn dễ khiến những người có thể chất lạnh bị nhiễm hàn, đau bụng,…
Có thể bạn quan tâm:
- Người ốm có ăn được thịt gà không? Các món ăn với thịt gà tốt cho người cảm cúm, ho
- Đặc biệt lưu ý: Người ốm có nên ăn rươi không?
3. Thay vì thịt vịt người ốm nên ăn thịt gì để tốt cho sức khỏe?
Trong thực đơn của người ốm có thể bổ sung một số thực phẩm tốt cho sức khỏe sau đây:
- Thịt gà: Thịt gà chứa nhiều Protein, Vitamin B6, B12, Selen, Kẽm,… giúp tăng cường năng lượng, tăng cường đề kháng cho người ốm. Tuy nhiên, những người bệnh sỏi thận, thủy đậu, xơ gan, viêm khớp không nên ăn gà, đặc biệt là da gà để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Thịt hải sản: Hải sản cung cấp nhiều Protein, chất khoáng và dinh dưỡng thiết yếu để bù đắp năng lượng và nâng cao đề kháng cho cơ thể. Nhưng những người bị dị ứng hải sản, người bệnh thể trạng lạnh, ho, gout,… nên tránh ăn.
- Thịt lợn: Đây là một thực phẩm được sử dụng phổ biến để bồi bổ cho người ốm nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ mua, dễ chế biến thành nhiều món ăn. Người ốm bị bệnh gout nên ăn với liều lượng hợp lý.
- Thịt bò: Thịt bò cũng cung nhiều dinh dưỡng, tăng cường cơ bắp và sức khỏe cho người bệnh. Một số đối tượng cần lưu ý khi ăn thịt bò bao gồm: người thủy đậu, viêm khớp, sỏi thận, tiểu đường, mỡ máu cao,…
Chi tiết bạn đọc tham khảo món ăn chữa suy nhược cơ thể để bổ sung cho người mới ốm dậy.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người ốm có thể bổ sung sản phẩm Nutricare Gold. Sản phẩm gồm 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp Axit Amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp Protein, tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, cùng Omega 3,6,9 và hệ Antioxidant hỗ trợ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, Nutricare Gold còn giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và Lactium cải thiện giấc ngủ ngon, đồng thời hàm lượng Canxi, Glucosamin, HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe. Bạn nên dùng 2 ly sữa Nutricare Gold mỗi ngày để cơ thể hồi phục hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm có được ăn măng không?Hy vọng qua thông tin trong bài “Người ốm có ăn được thịt vịt không?” sẽ giúp bạn có những cân nhắc phù hợp khi chăm sóc người thân của mình. Vậy, bạn nên tránh bổ sung thịt vịt cho người bệnh khi đang ốm và có thể ăn thịt vịt sau khi đã hồi phục nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.