Xuất nhập khẩu là chủ đề khá hot và nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Đồng thời đây cũng là chủ đề khá rộng, nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy, hôm nay Ms Uptalent sẽ giúp các bạn có cái nhìn Tổng quan về việc làm ngành Xuất nhập khẩu. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé! MỤC LỤC Xuất nhập khẩu là gì? Học ngành xuất nhập khẩu ở đâu? Xuất nhập khẩu là làm gì? Yêu cầu công việc của ngành xuất nhập khẩu? Các vị trí phổ biến ngành Xuất nhập khẩu? Cơ hội việc làm xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là gì?
Ngành Xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương. Ngành này có mối tương quan lớn và có tác động rộng rãi đến nhiều ngành khác.
Hoạt động xuất nhập khẩu giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, mở rộng thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước.
Nếu như hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia và tạo công ăn việc làm, thì nhập khẩu sẽ cung cấp những hàng hóa, dịch vụ mà quốc gia không có hoặc không sản xuất được. Chẳng hạn như tại Việt Nam thì các mặt hàng được nhập khẩu nhiều là các sản phẩm công nghệ như máy tính, linh kiện điện tử, ô tô,…
Học ngành xuất nhập khẩu ở đâu?
Ở Việt Nam, bạn có thể theo học ngành xuất nhập khẩu tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành này.
Sau đây Uptalent sẽ liệt kê cho các bạn danh sách các trường đào tạo ngành xuất nhập khẩu tốt và chất lượng tại nước ta hiện nay:
1- Đại học Ngoại thương Hà Nội
2- Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM
3- Đại học Ngoại Thương cơ sở 2
4- Đại học Hàng hải Việt Nam
5- Đại học quốc tế - Đại học quốc gia Tp.HCM
6- Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
7- Cao đẳng kinh tế đối ngoại Tp.HCM
8- Cao đẳng tài chính Hải quan
9- Đại học Thương mại -TMU
10- Đại học Bách Khoa TP.HCM
11- Đại học Hoa Sen
12- Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
13- Đại học Kinh tế Luật - ĐH Quốc gia TP.HCM
14- Đại học Văn Lang
15- Đại học Tôn Đức Thắng
16- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
17- Đại học Giao thông Vận tải - Hà Nội
18- Đại học Kinh tế (UEB) - Đại học Quốc Gia Hà Nội
19- Đại học kinh tế - thuộc Đại học Đà Nẵng
20- Đại học Bách Khoa Hà Nội
21- Học viện Tài Chính - AOF (chuyên sâu về hải quan)
22- Học viện chính sách và Phát triển (APD) >>>> Xen thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu
Các trường kể trên đều có môi trường đào tạo tốt, trang thiết bị giảng dạy đầy đủ. Qua đó có thể trang bị cho người học những kiến thức vững chắc về xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên chỉ những ai có “đủ điểm” mới có thể theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng kể trên. Còn sẽ có một số đối tượng không thể theo học ngành xuất khẩu tại các trường này.
Mặt khác, ngành xuất khẩu chỉ được đào tạo ở một số môn, thời lượng đào tạo không nhiều, kiến thức thiên về lý thuyết.
Do đó, giải pháp tốt nhất dành cho những đối tượng không theo học ngành xuất nhập khẩu và những ai muốn học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế là theo học các khóa học xuất nhập khẩu thực tế.
Các khóa học này thường được các trung tâm uy tín hoặc các trường Đại học mở thường xuyên. Sau khóa học bạn sẽ được cấp chứng chỉ xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu là làm gì?
Nhìn chung khi nói đến làm xuất nhập khẩu là bạn sẽ phải xử lý toàn bộ quy trình để xuất hoặc nhập khẩu một lô hàng hóa. Quy trình này bao gồm những công việc sau: giao dịch với đối tác, đặt hàng, thuê phương tiện vận tải, làm các thủ tục hải quan và thanh toán tiền hàng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tất cả những việc kể trên. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và cách phân công công việc của mỗi công ty mà bạn sẽ đảm nhận một phần hoặc toàn bộ quy trình.
Yêu cầu công việc của ngành xuất nhập khẩu?
Ngành xuất khẩu có rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu nhất định. Nhưng nhìn chung để làm trong ngành này bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
Thứ nhất, nắm vững quy trình xuất nhập khẩu, có hiểu biết về hàng hóa, thị trường, biết làm chứng từ cũng như biết soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng kinh tế.
Thứ hai, giỏi tiếng Anh và thành thạo các ứng dụng tin học.
Thứ ba, trang bị các kỹ năng quan trọng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức công việc,…
Thứ tư, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt và chịu được áp lực công việc lớn.
Tóm lại, để theo nghề xuất nhập khẩu bạn cần chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Đồng thời bạn còn phải biết cách ứng biến linh hoạt trước những yêu cầu riêng của từng doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và thị trường hoạt động.
Các vị trí ngành Xuất nhập khẩu?
Khi đọc được câu hỏi “Học xuất nhập khẩu ra làm gì?”, Uptalent chợt nhớ đến trước kia mình cũng đã từng tự hỏi như thế. Đây dường như là nỗi băn khoăn của hầu hết các bạn sinh viên khi mới ra trường.
Ngành xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay vẫn rất hot. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa nước ta đang phát triển mạnh mẽ. Điều này kéo theo sự gia tăng lớn về nhu cầu nhân sự xuất nhập khẩu với rất nhiều vị trí công việc phổ biến sau:
1- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Làm việc tại các công ty xuất khẩu, trading, các hãng tàu và công ty forwarder. Công việc này phải chịu áp lực doanh số cao, lương cơ bản thấp nhưng có huê hồng. Đây cũng là vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến (90% sếp bắt đầu từ nghề sale).
2- Nhân viên chứng từ - dịch vụ khách hàng (Docs - CS)
Vị trí này được tuyển dụng khá nhiều, công việc văn phòng, ít phải đi lại, ít áp lực. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ khách hàng. Lương cơ bản cao hơn sale, không có huê hồng và khá ổn định.
3- Nhân viên thu mua (Purchaser)
Vị trí này thường được các công ty xuất khẩu tuyển dụng. Công việc không quá nặng nhọc, phù hợp cả nam và nữ, nhưng phải nhanh nhẹn và tinh tế. Vì làm việc trong “tư thế người mua” nên rất được nhà cung cấp quan tâm, ưu ái. >>>> Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của phòng xuất nhập khẩu
4- Nhân viên Thanh toán Quốc Tế
Thường làm việc tại các công ty lớn có phòng Thanh toán quốc tế hoặc ngân hàng. Lương vị trí này khá cao, ổn định. Công việc phải tiếp xúc nhiều với chứng từ nên đòi hỏi phải kỹ lưỡng.
5- Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia
Đây là vị trí thuộc cấp bậc quản lý nên chỉ dành cho người có nhiều kinh nghiệm. Mức lương của vị trí này rất cao. Các công ty cũng thường có nhiều chính sách hỗ trợ rất tốt cho vị trí này.
6- Nhân viên hiện trường (Operations - Ops)
Vị trí thường xuyên phải làm việc ở bên ngoài, công việc khá vất vả nên phù hợp với nam giới, còn trẻ hơn là nữ giới. Công việc này cũng không yêu cầu quá cao về trình độ.
Trên quan điểm cá nhân thì Uptalent thực lòng khuyên các bạn nữ không nên chọn công việc này. Còn vì sao thì thực rất khó để nói hết!
Ngoài ra còn có vị trí nhân viên kế toán, nhân viên hải quan và nhân viên điều động đội xe / bãi.
Cơ hội việc làm xuất nhập khẩu
Có nhiều lý do khiến ngành xuất nhập khẩu hiện vẫn là ngành “hot” tại Việt Nam.
Trước tiên là về cơ hội việc làm. Không như ngành kế toán hay công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu hiện là ngành còn rất mới, nhân sự lại thiếu hụt. Vì vậy bạn sẽ dễ dàng tìm được việc làm tốt trong ngành này.
Điều kiện làm việc trong ngành xuất nhập khẩu cũng rất tốt. Bạn không lo phải tăng ca hay làm việc vào thứ 7, chủ nhật. Bởi vì mọi giao dịch với đối tác nước ngoài và Hải quan chỉ diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6. Trong khi đó nhân viên kinh doanh hay marketing thường phải làm việc ngoài giờ hành chính, kế toán thì phải làm thâu đêm khi đến kỳ quyết toán.
Cơ hội thăng tiến trong ngành xuất nhập khẩu cũng cao hơn so với ngành nghề khác. Nguyên do là vì số lượng nhân sự trong phòng xuất nhập khẩu thường khá ít, chỉ bằng 1/3 hoặc 1/4 so với phòng ban khác. Vì vậy số lượng đối thủ cạnh tranh của bạn đã “giảm” đi đáng kể rồi đó!
Về thu nhập, thì Uptalent có thể khẳng định với bạn rằng, mức lương của ngành xuất nhập khẩu thuộc mức cao so với mặt bằng chung. Mức lương dành cho nhân viên mới, ít kinh nghiệm vào khoảng 5 - 9 triệu / tháng. Ở các vị trí cấp cao hay trưởng nhóm có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương khoảng 9 - 13 triệu / tháng. Với những vị trí quản lý thì lương khoảng 23 triệu / tháng. Có công ty trả tới 80 - 100 triệu / tháng với những quản lý giỏi, có năng lực.
Ngoài ra, làm việc trong ngành xuất nhập khẩu còn mang đến cho bạn cơ hội phát triển bản thân rất tốt. Bởi vì làm xuất nhập khẩu bạn sẽ thường xuyên sử dụng ngoại ngữ, làm việc với đối tác nước ngoài, tham dự các hội chợ quốc tế,… Hơn nữa, môi trường làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu luôn tốt hơn các công ty chỉ hoạt động trong nước.
Qua bài viết này Uptalent đã chia sẻ cùng các bạn một cách tổng quan về việc làm ngành xuất nhập khẩu. Hy vọng những thông tin này hữu ích với những bạn muốn tìm hiểu hoặc muốn làm nghề này.
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet