Mục 5
5. Mở rộng: Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
* Từ 1945 - 1954:
- Từ năm 1950, Mĩ công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại và viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve.
- Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào Đông Dương: Viện trợ cho Pháp để kéo dài chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 12 - 1950 lập phái đoàn cố vấn quân sự Mĩ (MAAG). Năm 1953, Mĩ viện trợ 80% chiến phí cho Pháp, giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava.
- Trì hoãn kéo dài hội nghị Giơ-ne-vơ (1954), không ký vào văn bản hiệp định Giơ-ne-vơ.
* Từ 1954 đến 1975:
- Từ 1954, Mĩ hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ:
- Thực hiện các chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam: “chiến tranh đơn phương” (1954 - 1960); “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965); “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968); chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" (1969 - 1973).
- Ngày 27 - 1 - 1973, Mĩ ký hiệp định Pari công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết rút hết quân Mĩ về nước.
- Từ 1973 - 1975, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, thực chất là tiếp tục chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ.
Quang cảnh lễ kí kết Hiệp đinh Pari (1973)
* Kết quả:
- Tất cả các âm mưu chiến lược của Mĩ đều thất bại, quân đội Mĩ phải rút về nước.
- Bằng thắng lợi của Cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của Mĩ, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- Ngày nay, chính sách đối ngoại của Đảng ta là “bạn của tất cả các nước”. Với Mĩ, ta chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”; Ngày 10 - 12 - 2001, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kì chính thức có hiệu lực, mở ra hướng phát triển đầy triển vọng cho cả hai nước.