Tự học lập trình là phương pháp tiết kiệm thời gian, tiện lợi mà tiết kiệm chi phí? Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì việc lập trình, xây dựng web ngày càng được nhiều người quan tâm. Nghề lập trình web hứa hẹn sẽ là một nghề rất có triển vọng. Do đó mà rất nhiều người đang muốn tìm hiểu và học lập trình, có nhiều cách có thể học như học online, học trực tiếp qua thầy đào tạo hoặc tự học. Nhưng tự học thế nào mới hiệu quả? Hãy tìm hiểu bài viết hướng dẫn tự học lập trình website dưới đây của Mona Media để có phương pháp học phù hợp nhé.
Lập trình web là gì?
Lập trình web là một trong các khâu của quy trình kiến tạo một website hoàn chỉnh, đây là khâu tiếp nhận thông tin, dữ liệu của bộ phận thiết kế Web để tạo nên một hệ thống Website hoàn chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. Công đoạn này yêu cầu các lập trình viên phải sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo nên hệ thống Website có thể tương tác với cơ sở dữ liệu và người dùng sau khi nó được hoàn thiện.
Hướng dẫn tự học lập trình website
Tìm hiểu và nắm rõ các ngôn ngữ lập trình cơ bản
Để tự học lập trình website bạn cần nắm rõ các ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay gồm có:
- Ngôn ngữ PHP (viết tắt của Hypertext Preprocessor): là ngôn ngữ lập trình kịch bản chạy ở phía Server nhằm sinh ra mã html trên Client. Ngôn ngữ PHP giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí so với các ngôn ngữ khác do có mã nguồn mở, cài đặt đơn giản và ổn định. Ngôn ngữ PHP giúp Website hiển thị đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và đảm bảo tính bảo mật của website.
- Ngôn ngữ Java: Là một loại ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, biên dịch mã nguồn thành bytecode. Vì Java là nền tảng độc lập nên nó có thể hoạt động trên bất cứ thiết bị nào với bất kỳ hệ điều hành nào.
- Ngôn ngữ Javascript: Đây là ngôn ngữ cho phép bạn có thể thực hành các chức năng web khó như cập nhật chỉnh sửa nội dung, tương tác hình ảnh… Javascript khi tích hợp cùng HTML và CSS được coi là bộ tiêu chuẩn của web phổ biến nhất hiện nay.
- Ngôn ngữ C++: là ngôn ngữ lập trình đời sau của ngôn ngữ lập trình C. Nó là ngôn ngữ có tất cả chức năng của ngôn ngữ lập trình cấp thấp C, Pascal và bậc cao Java…C++ bao gồm lập trình đối tượng, lập trình tổng quát, lập trình đa hình…
Tìm hiểu các công cụ hỗ trợ lập trình
Để có thể tự học lập trình cơ bản, cần tìm hiểu các công cụ hỗ trợ phổ biến sau:
- Notepad ++: là phần mềm viết Code được phát triển cho hầu hết các ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, C++… Đây được coi là một công cụ hỗ trợ lập trình miễn phí và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Khi tự học lập trình nhờ có Notepad++ bạn có thể dễ dàng nhận biết và sửa được lỗi khi soạn Code. Bên cạnh đó, Notepad++ còn có các gợi ý hàm trong quá trình viết. điều này vô cùng cần thiết và thuận tiện cho những người tự học lập trình.
- TortoiseSVN: đây là một trình quản lý tập tin, các tài nguyên mã code, cây mã nguồn… có vai trò hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển phần mềm. TortoiseSVN có các tính năng như commit nguyên tử, tích hợp Windows explorer, xử lý dữ liệu một cách nhất quán, dễ dàng truy cập hoặc thay đổi một phần tập tin khi cần thiết. TortoiseSVN còn cho phép lập trình viên có thể phát triển phần mềm đồng thời trên các nền tảng khác nhau.
- PHP designer: Là phần mềm quan trọng cho cả những người mới tự học lập trình hay đã có kinh nghiệm lập trình, PHP designer có những tính năng giúp chúng ta có thể cắt chèn một số đoạn code trong chương trình đã viết như mong muốn, tô màu chữ, tìm ra lỗi của mã PHP… PHP designer là tất cả những gì cần thiết cho những người có mong muốn thiết kế website chuyên nghiệp và dễ dàng hơn.
Ngoài các công cụ hỗ trợ lập trình phần mềm trên bạn cũng nên tìm hiểu một số các công cụ khác như Dreamweaver, Komodo Edit… để có thể lựa chọn công cụ giúp mình có thể lập trình web một cách hiệu quả nhất.
Học các kỹ năng lập trình cơ bản
Kỹ năng tự học lập trình trung cấp Front End
Lập trình Front End là công việc thiết kế các chức năng tương tác của web với người dùng, từ font chữ, hiệu ứng thay đổi màu sắc hình ảnh tới các hiệu ứng chuyển động.
Để tự học lập trình đòi hỏi chúng ta cần nắm rõ HTML, CSS, JavaScript cũng như các framework.
Kỹ năng back end cơ bản
Lập trình Back end là dạng xây dựng những dữ liệu, thuật toán nhằm giải quyết các yêu cầu đặt ra.
Back End yêu cầu người tự học lập trình cần nắm rõ kiến thức về server, các framework MVC cũng như các phần mềm quản lý.
Kỹ năng server cơ bản
Là các thao tác cơ bản thực hiện truyền tệp hoặc vận chuyển dữ liệu trên cùng 1 server. Để có kỹ năng Server cơ bản cần nắm rõ các kiến thức về FTP, FTPS hoặc SFTP…
Các giao thức truyền tin chỉ sử dụng được khi bạn có tài khoản trên server, sau đó dùng Filezilla hoặc CyberDuck để thực hiện.
Thực hành lập trình trên nền tảng sẵn có như wordpress, blogger…
Sau khi tìm hiểu và nắm rõ các kiến thức lập trình cơ bản, người tự học lập trình hãy bắt tay vào thực hành lập trình từ những thứ đơn giản nhất theo các bước sau:
Bước 1: Lên ý tưởng web. Bạn định xây dựng web để làm gì? Web về lĩnh vực nào? dự định thiết kế ra sao… Bước 2: Đăng ký tên miền và hosting một cách trực tiếp với các bên như PA Việt Nam, Mắt Bão… Sau khi tiến hành thanh toán bạn đã có thể sở hữu cho mình 1 tên miền như mong muốn. Bước 3: Thiết kế web có thể trên những nền tảng có sẵn. Đây là bước bạn triển khai thiết kế, là lúc bạn ứng dụng các kiến thức trên vào thực hành, mọi ý tưởng của bạn sẽ được hiện thực hóa tại bước này. Hiện nay có các nền tảng giúp chúng ta thực hiện lập trình web như:- WordPress là nền tảng cho phép người dùng có thể lập trình web trên cơ sở sẵn có mà không cần soạn Code hay sử dụng theme, hình ảnh… Với WordPress chúng ta có thể dễ dàng tạo trang web đầu tiên cho mình một cách dễ dàng. Từ đó phát triển các trang web phức tạp hơn.
- Blogger giúp chúng ta có thể lập trình web hoàn chỉnh, có tích hợp HTML, CSS…Đây là nền tảng tạo web có chế độ tiếng Việt, sẽ thuận tiện hơn cho người Việt khi mới bắt đầu học lập trình.
- Khi muốn tạo website độc đáo, chúng ta có thể tìm đến Wix.com. Tại đây, người dùng có thể tạo web theo phong cách riêng của bản thân với chế độ bảo mật một cách tối đa. Ngoài 3 nền tảng trên bạn có thể thực hành lập trình web trên tin.vn hay 1web.vn…
Bước 4: Kiểm tra tính khả dụng, lưu trữ và triển khai thực tế.
Lập trình web cho là đơn giản thì cũng đơn giản mà cho là khó thì cũng rất khó, tùy nhu cầu học hỏi của bản thân, muốn phát triển bản thân theo hướng nào mà xây dựng cho mình lộ trình tự học một cách hiệu quả nhất. Học gì cũng vậy, cũng cần sự quyết tâm theo đuổi đến cùng, có thế chúng ta mới có thể thành công.
Bài viết “Hướng dẫn tự học lập trình website” bên trên đã đưa ra các cách tự học hiệu quả và cụ thể nhất để có thể có một website của riêng mình. Hãy tham khảo và có cái nhìn tổng quát nhất cho bản thân.