Ngành Truyền thông quốc tế là gì? Ngành này có phải thiên hướng về chính trị ngoại giao không? Học Truyền thông quốc tế ở AJC có khó không, ra trường có làm được truyền thông cho doanh nghiệp không? Còn rất nhiều những câu hỏi khác của các bạn học sinh thắc mắc về ngành học này. Vậy nếu bạn cũng đang quan tâm đến ngành này hãy cùng tìm hiểu ngay thôi nào.
1. Ngành truyền thông quốc tế là gì?
Ngành Truyền thông quốc tế (International Communication) hay còn được gọi với tên thông dụng khác là Truyền thông toàn cầu. Truyền thông quốc tế là bao gồm các hoạt động truyền thông quy mô quốc tế quảng bá giữa các quốc gia với bạn bè quốc tế thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Ngành này đào tạo và cung cấp những cán bộ, chuyên viên có đủ năng lực để làm công tác thông tin đối ngoại, hoạt động báo chí, ngoại giao văn hóa… Khi học ngành này bạn sẽ được học tập và rèn luyện kiến thức chuyên ngành với nền tảng là truyền thông đại chúng, cũng như giao tiếp bằng các ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung…
Truyền thông quốc tế có thể nói là ngành giúp bạn trau dồi và rèn luyện các kỹ năng mềm và kỹ năng cá nhân đạt đến trình độ hoàn hảo nhất. Từ kỹ năng tư duy, lập kế hoạch đến thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình,… Do đó, bạn cũng phải nỗ lực rất nhiều khi theo học ngành học này.
2. Nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của ngành truyền thông quốc tế sẽ có thời gian học là 4 năm. Bạn có thể rút ngắn tối đa 2 kỳ học chính và kéo dài tối đa 4 kỳ học chính phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và năng lực của bản thân.
Truyền thông quốc tế sẽ học theo chương trình đào tạo chuẩn có mức học phí khoảng 9 triệu đồng một năm tương đương với 220.000 đồng cho mỗi tín chỉ. Một mức học phí có thể nói là khá rẻ so với chất lượng đào tạo, giảng dạy của Học viện.
Tổng số tín chỉ của mỗi khóa là 130 tín chỉ chưa bao gồm 12 tín chỉ giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. Cụ thể như sau:
3. Điểm chuẩn ngành truyền thông quốc tế
4. Cơ hội nghề nghiệp
Bạn yên tâm là học ngành Truyền thông quốc tế ra trường không lo thất nghiệp đâu nhé. Bởi mình dám khẳng định rằng Học viện Báo chí và tuyên truyền là đơn vị đào tạo các chuyên ngành nghiệp vụ siêu đỉnh luôn. Muốn cầm được tấm bằng bước ra ngoài trường đi làm thì bạn đã phải rất nỗ lực trong quá trình học tập rồi. Vậy thì cơ hội nghề nghiệp phải nói là rất rộng mở cho các bạn sinh viên mới ra trường đó nhé.
- - Bạn có thể làm cán bộ truyền thông quốc tế tại các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
- - Nếu không ngại chu du khắp đây cùng đó và có đủ năng lực thì vị trí phóng viên, biên tập viên quốc tế tại các cơ quan báo chí cũng là công việc rất hấp dẫn.
- - Với vốn kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ thì biên, phiên dịch về truyền thông quốc tế là lựa chọn của đông đảo sinh viên sau khi ra trường.
- - Còn nếu bạn là người yêu thích nghiên cứu về truyền thông thì có thể xin vào làm nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
- - Chuyên viên truyền thông, chuyên viên Marketing, chuyên viên sáng tạo nội dung… hay trình độ cao hơn là cấp quản lý trong các doanh nghiệp.
5. Mức lương của ngành truyền thông quốc tế
Mình khẳng định với các bạn rằng ngành này không hề bạc mà thậm chí có mức lương nhỉnh hơn so với mặt bằng chung. Khi mà sinh viên mới ra trường có thể đạt mức lương từ 6 - 10 triệu đồng. Với vị trí quản lý thì mức lương có thể lên đến 30 triệu đồng tùy vào năng lực. Cao nhất là vị trí giám đốc với mức lương tầm khoảng trên dưới 50 triệu.
Bạn thấy mức lương của ngành này có đủ hấp dẫn với bạn không. Nếu có thì hãy chuẩn bị hành trang và đăng ký ngay vào ngành truyền thông quốc tế của Học viện Báo chí thôi nào. Đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chính quy về ngành truyền thông đó nhé!
Bài review của mình về ngành Truyền thông quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tạm dừng ở đây. Nếu bạn thực sự yêu thích ngành này thì hãy cứ tự tin chọn nhé. Chúc các bạn thành công và may mắn!