Mục Lục
Tập xác định của hàm số $y=f(x)$ là tập các giá trị của $x$ sao cho biểu thức $f(x)$ có nghĩa.
Chú ý: Nếu $P(x)$ là một đa thức thì:
$begin{aligned}& frac{1}{P(x)} text { có nghĩa } Leftrightarrow P(x) neq 0 & sqrt{P(x)} text { có nghĩa } Leftrightarrow P(x) geq 0 & frac{1}{sqrt{P(x)}} text { có nghĩa } Leftrightarrow P(x)>0end{aligned}$
Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số:
a) $y=x^2+sqrt{2} x+1$
b) $y=frac{x}{x^2-1}$
c) $y=frac{2}{sqrt{3 x-2}}$
Bài giải
a) Hàm số $y=x^2+sqrt{2}x+1$ có nghĩa với mọi $x in mathbb{R}$.
Vậy tập xác định của hàm số là $mathbb{R}$
b) Hàm số $y=frac{x}{x^2-1}$
Hàm số xác định khi và chỉ khi: x2 − 1 ≠ 0 ⇔ x ≠ ± 1.
Vậy tập xác định của hàm số là D = R ∖ {−1,1}.
c) c) y=23x−2y = frac{2}{sqrt{3x - 2}}y=3x−22
Hàm số xác định khi:
3x−2 có nghĩa khác 0 ⇔3x−2>0⇔x>23.
Vậy tập xác định của hàm số là D=(23,+∞)D = left(frac{2}{3}, +inftyright).
+ Hàm số $y=sin[f(x)]$ xác định khi f(x) xác định.
+ Hàm số $y = cos[f(x)]$ xác định khi f(x) xác định.
+ Hàm số $y=tan [f(x)]$ xác định khi $cos [f(x)] neq 0$.
+ Hàm số $y=cot [f(x)]$ xác định khi $sin [f(x)] neq 0$
+ Hàm số $y=tan [f(x)]+cot [g(x)]$ xác định khi $cos [f(x)] neq 0 ; sin [g(x)] neq 0$
* Chú ý:
$begin{aligned}& sin x neq 0 Leftrightarrow x neq k cdot pi & cos x neq 0 Leftrightarrow x neq frac{pi}{2}+k pi text { với } k text { nguyên } & sin x neq 1 Leftrightarrow x neq frac{pi}{2}+k 2 pi text { và } sin x neq-1 Leftrightarrow x neq-frac{pi}{2}+k 2 pi & cos x neq 1 Leftrightarrow x neq k 2 pi text { và } cos x neq-1Leftrightarrow x neq pi+k 2 piend{aligned}$
Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số
$y=frac{2017}{sin x}$
$y=sqrt{sin 2 x+1}$
$y=3 tan ^2left(frac{x}{2}-frac{pi}{4}right)$
$y=2 cot left(2 x-frac{pi}{3}right)$
a) Hàm số xác định khi và chỉ khi $sin x neq 0 Leftrightarrow x neq k pi, k in mathbb{Z}$
Vậy tập xác định $D=mathbb{R} {k pi, k in mathbb{Z}}$.
b) Ta có $sin 2 x geq-1, forall x in mathbb{R} Leftrightarrow sin 2 x+1 geq 0, forall x in mathbb{R}$.
Vậy tập xác định của hàm số là $D = mathbb{R}$.
c) Hàm số xác định khi $cos (frac{x}{2}-frac{pi}{4}) neq 0$
$begin{aligned}& Leftrightarrow frac{x}{2}-frac{pi}{4} neq frac{pi}{2}+k pi Leftrightarrow frac{x}{2} neq frac{3pi}{4}+k pi & Leftrightarrow x neq frac{3pi}{2}+k 2 pi, k in Zend{aligned}$
Vậy tập xác định của hàm số là: $D = R left{frac{3 pi}{2}+k 2 pi, k in Zright}$.
d) Hàm số xác định khi:
$begin{aligned} & sin (2 x-frac{pi}{3}) neq 0 & Leftrightarrow 2 x-frac{pi}{3} neq k pi Leftrightarrow 2 x neq frac{pi}{3}+k pi & Leftrightarrow x neq frac{pi}{6}+k frac{pi}{2}, k in mathbb{Z} end{aligned}$
Hàm số $y=x^alpha$ với $alpha in mathbb{R}$ được gọi là hàm số lũy thừa.
Tập xác định cùa hàm sõ $y=x^alpha$ là:
$D=mathbb{R}$ nếu $alpha$ là số nguyên dương.
$D=mathbb{R} {0}$ với $alpha$ nguyên âm hoăc bằng 0 .
$D=(0 ;+infty)$ với $alpha$ không nguyên.
Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số: $y=(x-2)^{frac{1}{2}}$
Hàm số xác định khi x - 2 > 0 ⇔ x > 2.
Vậy tập xác định của hàm số là: $D = (2; infty)$.
Hàm số dạng $y=a^x,(a>0, a neq 1)$ được gọi là hàm số mũ cơ số a.
Tập xác định: $D=mathbb{R}$
Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số: $y=3^x$
Tập xác định của hàm số là: $D=mathbb{R}$.
Hàm số dạng $y=log _{a} x,(a>0, a neq 1)$ được gọi là hàm số logarit cơ số a
- Tập xác định: $D=(0,+infty)$.
Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số:$y=log left(x^2-6 x+5right)$
Hàm số trên có nghĩa khi và chỉ khi
$begin{aligned}& x^2-6 x+5>0 & x>5 text { hoặc } x<1end{aligned}$
Vậy tập xác định của hàm số là $D=(-infty ; 1) cup(5 ;+infty)$
Bài tập cơ bản:
Bài 1. Tìm tập xác định của hàm số:
y=2x+1x−3y = frac{2x + 1}{x - 3}
Bài 2. Tìm tập xác định của hàm số:
y=4−x2y = sqrt{4 - x^2}
Bài 3. Tìm tập xác định của hàm số:
y=log(x−1)y = log(x - 1)
Gợi ý giải:
Xác định điều kiện tồn tại của các biểu thức phân số, căn bậc hai và hàm logarit.
Trình bày tập xác định dưới dạng tập hợp hoặc khoảng liên tục.
Bài tập nâng cao:
y=x+2x2−4.y = frac{sqrt{x + 2}}{x^2 - 4}.
y=log(x2−3x+2x+1).y = logleft(frac{x^2 - 3x + 2}{x + 1}right).
Kết hợp các điều kiện: Biểu thức dưới dấu căn phải không âm, mẫu số khác 0, và biểu thức trong logarit phải dương.
Phân tích các khoảng giá trị để xác định đầy đủ tập xác định.
Như vậy, Học là Giỏi đã hệ thống lại cách tìm tập xác định của hàm số và một số hàm đặc trưng khác, Học là Giỏi mong rằng với việc chia sẻ kiến thức ở trên các bạn sẽ làm tốt được dạng bài tập này nhé!
Xem thêm:Các dạng bài tập về đồ thị hàm số $y = ax^2$[Tổng hợp chi tiết] Bảng đạo hàm của hàm số lượng giác