Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật vô cùng lớn ở hàng loạt quốc gia trên thế giới. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp gây ra các bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm xoang, viêm tai giữa,… Đây còn là tác nhân thường thấy trong tình trạng đồng nhiễm, bội nhiễm ở người mắc bệnh Covid-19, COPD, cúm. Chủ động tiêm vắc xin phế cầu 13 và phế cầu 10 là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.
Phế cầu khuẩn nguy hiểm như thế nào?
Phế cầu khuẩn (còn được gọi là Streptococcus Pneumoniae) là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi - họng. Chúng lây sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp, như nước bọt hoặc chất nhầy, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, gây ra những bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm xoang, viêm tai giữa,…
Bệnh phế cầu khuẩn xảy ra trên khắp thế giới đang đe dọa tính mạng hàng tỷ người mỗi năm:
- Có gần 1 triệu trường hợp tử vong mỗi năm đối với trẻ em dưới 5 tuổi, nếu may mắn sống sót người bệnh cũng có thể mắc các biến chứng: liệt, mù, điếc và chậm phát triển thần kinh…
- 83% trẻ dưới 3 tuổi bị viêm màng não, 50% trong số đó tử vong chỉ trong 24h nếu không được điều trị kịp thời
- Hơn 300 triệu trường hợp mắc viêm tai giữa cấp ở trẻ em < 5 tuổi, hơn 1/3 ca trong số đó bị nhiễm trùng tái phát phải phẫu thuật để điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo bất cứ ai cũng có nguy cơ đồng nhiễm nhiều bệnh cùng 1 lúc, đặc biệt là bộ đôi phế cầu khuẩn và Covid-19 nếu đồng nhiễm lại vô cùng khủng khiếp. Tỷ lệ tử vong cao gấp 8 lần so với người bình thường, và tăng lên gấp 3 lần ở những người bị vi khuẩn phế cầu xâm lấn trong vòng từ 3 - 27 ngày sau đó nhiễm Covid-19. Đặc biệt, người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm nếu để đồng nhiễm: suy hô hấp, áp xe phổi, xơ phổi, phù phổi cấp… Do đó, chủ động tiêm vắc xin phế cầu Prevenar-13 (phế cầu 13) và phế cầu Synflorix (phế cầu 10) là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.
Vắc xin phế cầu 10 là gì?
Vắc xin phế cầu 10 có tên Synflorix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Glaxosmithkline (GSK) - Bỉ (1), có khả năng phòng tránh 10 chủng vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) gồm 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F gây các bệnh như: viêm phổi, viêm màng não, hội chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp,…
Vắc xin phế cầu 13 là gì?
Vắc xin phế cầu 13 có tên Prevenar 13 được nghiên cứu, phát triển bởi tập đoàn Pfizer (Mỹ) (2) và được sản xuất tại Bỉ. Loại vắc xin này phòng ngừa hiệu quả 13 chủng vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) gồm 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F gây bệnh nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính,… Đặc biệt, Prevenar 13 được chứng minh có khả năng tạo miễn dịch chéo không đặc hiệu với Covid-19.
So sánh điểm khác nhau giữa phế cầu 10 và phế cầu 13
Tiêm phế cầu loại nào tốt? Tiêm phế cầu nước nào tốt là băn khoăn của hầu hết các gia đình. Hiện nay, vắc xin phế cầu được sử dụng rộng rãi có hai loại là phế cầu 13 và phế cầu 10. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh dễ dàng so sánh và đưa ra được lựa chọn của mình:
Loại vắc xin Prevenar-13 (Phế cầu 13 chủng) Synflorix (Phế cầu 10 chủng) Nhà sản xuất Pfizer - Mỹ GSK - Bỉ Đối tượng Trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền. Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến trước sinh nhật lần thứ 6. Lịch tiêm Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi:* Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
- Mũi 4 (mũi nhắc lại): sau 8 tháng kể từ mũi thứ 3
(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).
Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
- Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 là 6 tháng.
(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Lịch tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
Từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23): Lịch tiêm 01 mũi.
Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi:* Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- 3 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 1 tháng
- Mũi nhắc lại: 6 tháng kể từ mũi thứ 3 (Nếu trên 1 tuổi, mũi 3 có thể cách mũi 2 là 2 tháng)
Trẻ từ 7-11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- 2 mũi cơ bản cách nhau ít nhất 1 tháng
- Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2, nếu trên 1 tuổi, mũi 3 có thể cách mũi 2 là hai tháng
Trẻ từ 12 tháng đến trước sinh nhật lần thứ 6 (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):
* Liệu trình tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
Nên tiêm phế cầu 10 hay 13? Tiêm phế cầu loại nào tốt?
Chính vì sự nguy hiểm của vi khuẩn phế cầu nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa đầy đủ là vô cùng quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh còn băn khoăn về vấn đề nên tiêm phế cầu 10 hay 13? Tiêm phế cầu loại nào tốt?
Theo các chuyên gia y tế, vắc xin phế cầu 10 và phế cầu 13 đều có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Vắc xin phế cầu 10 là loại Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến trẻ dưới 6 tuổi (trước sinh nhật năm thứ 6) và vắc xin phế cầu 13 có tên Prevenar 13 (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già, người có bệnh nền.
Việc chủ động tiêm vắc xin phế cầu sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Do đó, lựa chọn nên tiêm phế cầu 13 hay phế cầu 10, các bậc phụ huynh có thể cân nhắc theo điều kiện và nhu cầu phòng bệnh.
Có thể tiêm xen kẽ phế cầu 13 và phế cầu 10 không?
CÓ THỂ. Có thể tiêm xen kẽ vắc xin phế cầu 13 và phế cầu 10 trong trường hợp bất khả kháng như 1 trong 2 loại vắc xin khan hàng hoặc vì một lý do bất kỳ nào đó.
Tuy nhiên, việc tiêm xen kẽ phế cầu 13 và phế cầu 10 không được khuyến khích mà đòi hỏi được chỉ định đúng và có lý do. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được tiêm xen kẽ với các phế cầu khác hoặc các vắc xin kết hợp, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và khuyến cáo của bác sĩ.
Như vậy, thắc mắc nên tiêm phế cầu 10 hay 13 đã có lời giải đáp. Các chuyên gia cho biết việc tiêm xen kẽ phế cầu 13 và phế cầu 10 có thể tiêm xen kẽ nhưng không được khuyến khích mà cần được chỉ định đúng và có lý do bởi các loại phế cầu có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khác nhau nếu tiêm xen kẽ.