1. Soạn bài Mẹ văn 7 tập 1 Cánh diều: Chuẩn bị
- Tác giả Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại Mỹ Đức, Hà Tây.
- Ông theo đuổi phong cách sáng tác trữ tình đằm thắm nhưng lại chứa đựng trong đó rất nhiều triết lý và tâm sự.
- Các tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến: Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998),...
2. Soạn bài Mẹ văn 7 tập 1 Cánh diều: Đọc hiểu
2.1 Chú ý vần và nhịp của bài thơ
- Bài thơ được chia thành 5 khổ
- Tác giả sử dụng vần chân, ví dụ như “thắng - trắng”, “thấp - đất”,...
- Nhịp được ngắt theo 2/2 hoặc 1/3
2.2 Các từ ngữ nói về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
- Các từ ngữ về “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và khổ 2 có quan hệ đối lập về ý nghĩa.
2.3 Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).
- “Nâng” và “cầm” là hai động từ thể hiện sự nâng niu trân trọng của người con trước người mẹ thân yêu của mình.
2.4 Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?
- Dòng 18 trong bài được dùng với mục đích bộc lộ cảm xúc
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
3. Soạn bài Mẹ văn 7 tập 1 Cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều
Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ
- Mỗi dòng thơ có 4 tiếng
- Các dòng thơ được ngắt theo nhịp 2/2 hoặc 1/3
- Tác giả đã sử dụng vần chân khi sáng tác như “thắng - trắng”, “thấp - đất”. Trong mỗi khổ, chữ cuối cùng trong câu hai sẽ được vần với chữ cuối cùng của câu bốn.
3.2 Câu 2 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều
Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.
- Bài thơ “Mẹ” là tiếng lòng, là lời của người con. Qua đó bộc lộ sự xót xa khi mẹ ngày một già đi, không còn khỏe mạnh như ngày trước.
- Sau khi đọc bài thơ, em thấy xót xa khi thời gian dần trôi sức khỏe của mẹ ngày càng yếu dần.
3.3 Câu 3 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều
Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó
- Trong bài thơ, những từ ngữ được tác giả sử dụng để nói về “mẹ” và “cau” là:
-
Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất
-
Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời
- Tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ tương phản đối lập, so sánh và sử dụng các câu hỏi tu từ để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”:
-
Tương phản đối lập giữa các hình ảnh: “ còng - thẳng, xanh rờn - bạc trắng, cao - thấp, giời - đất”. Những hình ảnh này có tác dụng nhấn mạnh sự trái ngược giữa hai chủ thể “mẹ” và “cau”. Đối lập như vậy các khiến người đọc dễ dàng nhìn thấy người “mẹ” đang già đi mỗi ngày, sức khỏe yếu hơn theo năm tháng.
-
Hình ảnh so sánh “Một miếng cau khô” với “Khô gầy như mẹ”. Nhìn thấy miếng cau khô thiếu nước thiếu sự sống ta như thấy được sự già nua héo úa, xác xơ của người mẹ.
-
Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già” thể hiện sự xót xa, bần thần của người con khi chợt nhận ra thời gian đã tàn nhẫn như thế nào với mẹ mình. Chứng kiến mẹ ngày một tuổi cao, sức khỏe yếu dần khiến tâm trạng người còn ngày càng buồn đau.
>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều
3.4 Câu 4 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều
Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài:
-
Phép so sánh “mẹ” với hình ảnh “miếng cau khô”: “Một miếng cau khô / Khô gầy như mẹ”
-
Tình cảm, cảm xúc của người con: “Con nâng trên tay / Không cầm được lệ”
-
Câu hỏi tu từ của người con “Ngẩng hỏi giời vậy / - Sao mẹ ta già?”
- Tình cảm của người con với mẹ mình
-
Sự thổn thức xót xa khi thấy mẹ mình tuổi cao sức yếu.
-
Nhận ra một sự thật phũ phàng không thể thay đổi đó là mẹ đã già, đã yếu, đã gần đất xa trời.
3.5 Câu 5 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
Trong số những hình ảnh được tác giả sử dụng để khắc họa hình tượng người mẹ. Hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là so sánh “mẹ” với “miếng cau khô”. Người mẹ vất vả cả đời, gầy nhom ốm yếu mất đi nhựa sống. Tất cả những hình ảnh này đều khiến ta có cảm giác đau lòng thương tiếc cho mẹ mình.
3.6 Câu 6 trang 46 SGK Văn 7/1 Cánh diều
Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy?
Thời gian là điều tàn nhẫn nhất mà ai cũng phải trải qua. Năm tháng trôi đi ai ai cũng già hơn. Bố mẹ em cũng không ngoại lệ, từ những chàng trai cô gái tuổi xuân xanh giờ ai cũng điểm trên đầu những sợi tóc bạc, nhưng nếp nhăn ngày một hiện rõ trên khuôn mặt. Nhưng càng thấy sự thay đổi đó em càng yêu thương và trân trọng từng khoảnh khắc được ở bên nhau hơn.
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Mẹ| Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Tự đánh giá trang 39