Giai đoạn sau sinh và cho con bú nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, là thành phần hỗ trợ tăng tiết sữa và giảm táo bón đối với phụ nữ. Ngày nay, uống nước lạnh đã trở thành thói quen. Vậy mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không? Hãy cùng Vinamilk giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau!
Mẹ bầu không nên uống nước lạnh khi cho con bú
1. Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Có. Việc uống nước lạnh hay nước đá cũng ảnh hưởng xấu đối với phụ nữ mang bầu và phụ nữ sau sinh. Bởi vì đây là giai đoạn cơ thể mẹ còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Khi uống nước lạnh sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm lạnh gây ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Một số hậu quả cần kể đến nếu như mẹ bầu uống nước lạnh:
1.1. Dạ dày và đường ruột bị co thắt
Khi phụ nữ vừa sinh uống đồ lạnh sẽ làm cho mạch máu của dạ dày và đường ruột bị co thắt lại, tiết ra ít dịch vị và chức năng tiêu hóa bị suy giảm. Chính những điều này làm cho mẹ bầu không còn cảm giác thèm ăn, khó tiêu hóa, nếu trường hợp nặng sẽ dẫn đến tiêu chảy, đau dạ dày,…
1.2. Ảnh hưởng đến thai nhi
Ngoài ra, đối với mẹ bầu, khi uống nước lạnh sẽ làm thai nhi khó chịu. Nếu để ý, sau khi uống nước đá lạnh, em bé trong bụng có thể thuồng đạp mạnh vào thành tử cung, thể hiện thái độ khó chịu.
1.3. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp của mẹ
Khi uống nước lạnh sẽ làm cho hệ hô hấp của người mẹ bị kích ứng, sự tích tụ của niêm mạc đường hô hấp, khiến hệ miễn dịch suy giảm, đường hô hấp dễ bị nhiễm trùng, dễ dẫn đến ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,… ảnh hưởng mạnh đến hệ hô hấp của mẹ.
Trước những hậu quả đó, tốt nhất người mẹ mang thai và phụ nữ cho con bú không nên dùng thức uống lạnh. Mặc dù sẽ giải tỏa cơn khát tức thời của mẹ nhưng không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế mẹ nên kiềm chế sở thích của mình lại, vì nó hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Ảnh hưởng của việc mẹ uống nước lạnh cho con bú
2. Mẹ sau sinh cho con bú bao lâu thì uống được nước lạnh?
Theo quan niệm ngày xưa, từ 1 - 3 tháng thì phụ nữ sau sinh và phụ nữ nuôi con bằng sữa nên kiêng cử nước lạnh và các đồ uống lạnh. Ngày nay, theo khuyến cáo của các bác sĩ, sau khi sinh xong 1 tháng, sức khỏe dần phục hồi là phụ nữ có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường, kể cả uống nước đá.
Tuy nhiên, không nên uống nước đá quá lạnh, đặc biệt vào buổi sáng. Việc sử dụng nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố, cải thiện lưu thông máu, kích thích hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng, đặc biệt hỗ trợ giảm cân hiệu quả khi thêm một lát chanh vào nước ấm.
Phụ nữ sau khi sinh không chỉ nên kiêng uống nước đá mà tắm gội cũng cần phải dùng nước ấm để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh.
Tìm hiểu thêm: Bầu uống sữa tươi không đường có tốt không?
3. Lời khuyên về việc bổ sung nước cho mẹ bầu sau sinh
3.1. Uống đủ nước
Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể là điều cần thiết đối với mỗi người. Đặc biệt, đối với phụ nữ cho con bú, uống đủ nước lại càng quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất sữa và giảm tình trạng táo bón. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu cần uống lượng nước nhiều hơn bình thường, ít nhất 12 - 13 cốc nước lọc.
3.2. Thiết lập thói quen uống nước
Mẹ nên thiết lập và duy trì thói quen uống đủ nước để có một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài việc uống nước mẹ nên cung cấp cho cơ thể hoa quả và rau củ mỗi ngày. Đồng thời, mẹ bầu cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu trong các bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
3.3. Hạn chế để cơ thể bị mất nước
Trước và trong các bữa ăn, mẹ nên uống 2 - 3 ngụm nước để thức ăn dễ dàng tiêu hoá hơn. Đối với phụ nữ cho con bú nên bổ sung lượng nước vừa đủ trước và sau khi tập thể dục hoặc làm những công việc cần nhiều sức lực để hạn chế tình trạng cơ thể mất nước hoặc thiếu nước. Ngoài ra, sau khi vận động mạnh mẹ không được uống nước đá để hạn chế sốc nhiệt.
Phụ nữ cho con bú nên uống nước trước và sau khi tập thể dục
4. Các loại đồ uống lợi sữa phù hợp với mẹ đang cho con bú
4.1. Chè vằng giúp nhanh lành vết thương
Từ xa xưa, chè vằng được coi là loại chè tốt cho phụ nữ sau sinh. Theo đông y, chè vằng có tác dụng kháng khuẩn, nhanh lành vết thương, tốt cho tiêu hóa. Đối với các sản phụ thì chè vằng còn được biết đến như một dược liệu giúp lợi sữa, phục hồi sau sinh, phòng ngừa viêm tuyến sữa, thanh lọc cơ thể và tăng cảm giác thèm ăn,.
Tìm hiểu: Bầu uống trà đường được không?
Nước chè vằng giúp cải thiện lượng sữa cho mẹ bầu
4.2. Nước lá rau ngót
Sau sinh cho con bú lại khuyến khích mẹ nên dùng loại rau này.
Rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất tốt như protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B và C.
Vì thế nước rau ngót rất tốt cho các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn rau ngót vào 3 tháng đầu và những tháng cuối gần sinh.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống sữa hạt có tốt không?
Nước ép rau ngót tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh
4.3. Nước lá thì là lợi sữa
Rau thì là có chứa hợp chất có thể kích thích sự sản xuất prolactin và estrogen - các thành phần cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Do đó,
rau thì là có tác dụng giúp mẹ tăng tiết sữa sau sinh, giúp sữa thơm và đặc hơn.
Mẹ bầu chỉ cần uống đều đặn nước lá thì là đun sôi, ủ nóng trong những tháng đầu sau sinh sẽ thấy cải thiện lượng sữa về, sữa cũng có mùi thơm ngon rất hấp dẫn với em bé.
Nước thì là cải thiện chất lượng sữa cho mẹ cho con bú
Tìm hiểu: Bà bầu uống sữa tươi thay sữa bầu được không?
Vậy mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không? Câu trả lời là có. Bởi vậy, để đảm bảo sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé. Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng nước lạnh, thay vào đó hãy sử dụng nước đủ ấm và bổ sung những thực phẩm lợi sữa để có đủ lượng sữa cho trẻ nhé!
Câu hỏi thường gặp
- Uống nước lạnh có làm mất sữa mẹ hay không?
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc uống nước lạnh làm mất sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ bị lạnh bụng sau khi uống nước lạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
- Mẹ sau sinh nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Mẹ sau sinh nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày. Mẹ nên uống nước đều đặn mỗi ngày, không nên đợi đến khi khát mới uống.