Phản ứng hóa học có nhiều loại, trong đó có phản ứng hóa hợp. Vậy bản chất của phản ứng hóa hợp là gì? Nó được định nghĩa như thế nào, ý nghĩa ra sao? Trong bài viết hôm nay, mình sẽ giải đáp các thắc mắc này giúp các bạn. Ngoài ra, chúng ta sẽ tìm hiểu một số ví dụ cụ thể về loại phản ứng này để chúng ta dễ dàng nắm rõ hơn nhé!
I. Phản ứng hóa hợp là gì?
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới khi được trở thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Trong pư hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không. Như vậy, pư hóa hợp có thể là phản ứng oxi hóa- khử hoặc không.
II. Ví dụ về phản ứng hóa hợp
Một số ví dụ về PUHH để các bạn dễ hình dung như bên dưới:
C + O2 → CO2
4Al + 3O2 → 2Al2O3
Na2O + H2O → 2NaOH
SO2 + H2O → H2SO3
CO2 + KOH → KHCO3
III. Đặc điểm của phản ứng hóa hợp
PƯ hóa hợp có những đặc điểm đặc trưng như sau:
- Có hai hoặc nhiều chất tham gia phản ứng
- Chỉ có một sản phẩm được tạo thành
- Số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi
IV. Phân loại
1. Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa
Dưới đây là một số dạng phản ứng mà ở đó không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
1.1. Oxit bazơ + Oxit axit → Muối
K2O + SO2→ K2SO3
1.2. Oxit bazơ + Nước → Bazơ
K2O + H2O → 2KOH
1.3. Oxit axit + Nước → Axit
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
1.4. Oxit axit + Bazơ → Muối axit
CO2 + NaOH → NaHCO3
1.5. Amoniac + Axit → Muối amoni
NH3 + HNO3 → NH4NO3
2. Phản ứng hóa hợp có sự thay đổi số oxi hóa
2.1. Đơn chất + Đơn chất → Hợp chất
a) Kim loại điển hình + Phi kim điển hình → Hợp chất ion
2Al + 3S→ Al2S3
b) Phi kim + Phi kim → Hợp chất cộng hóa trị
4P + 5O2 → 2P2O5
2.2. Đơn chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị
H2 + C2H4 → C2H6
2.3. Hợp chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị
C2H4 + H2O → C2H5OH
V. Một số phản ứng hóa hợp trong tự nhiên
1. Phản ứng tạo thành mưa axit
Trong không khí, đặc biệt là không khí ở những khu công nghiệp, lượng khí thải CO2, SO2 và một số khí thải khác khá lớn. Do đó, mỗi khi trời mưa, các khí này kết hợp với mưa để tạo ra mưa axit. Cụ thể theo các phương trình phản ứng sau:
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
… và một số phản ứng khác.
2. Phản ứng làm sắt bị gỉ sét
Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy đinh sắt để lâu ngày sẽ bị gỉ sét. Không chỉ đinh sắt mà các vật thể to lớn hơn như trụ sắt, tàu sắt, cầu sắt… cũng xảy ra trường hợp tương tự. Đó là do sắt bị gỉ. Chính trong không khí ẩm, hơi nước và oxi đã tác dụng với sắt tạo ra.
4Fe +3O2 + nH2O → 2Fe2O3.nH2O
3. Phản ứng ăn mòn đá vôi
Đá vôi có thể bị ăn mòn trong môi trường có hơi ẩm và khí cacbonic theo phản ứng:
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Canxi dihidrocacbonat là chất dễ tan nên đá vôi sẽ bị ăn mòn dần dần.
4. Phản ứng quang hợp của thực vật
Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời bởi diệp lục tố tạo ra cacbonhydrat và O2 từ CO2 và nước. Đây là một phản ứng oxi hóa - khử. Trong đó, H2O bị oxi hóa và CO2 bị khử.
Phương trình hóa học tổng quát quang hợp có dạng: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
Lời kết
Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về phản ứng hóa hợp, khái niệm và đặc điểm của nó. Đây là một loại phản ứng khá đơn giản, dễ hiểu những lại có nhiều ý nghĩa trong đời sống và sản xuất.