Nhân lực là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định sự thành bại của cả một doanh nghiệp. Do đó, việc tìm hiểu nhân lực là gì? Cùng vai trò của nhân lực đối với doanh nghiệp, sẽ giúp bạn có chiến lược quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả tối ưu. Tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về vấn đề nhân lực nhé!
1. Nhân lực là gì?
Nhân lực chính là sức lực nằm trong mỗi con người, để con người có thể hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người. Cho đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động hay còn gọi là con người có sức lao động.
Nhân lực là nhân tố không thể thiếu trong mọi tổ chức, doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh:
- Thứ nhất: Ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác.
- Thứ hai: Nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.
2. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Dưới đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực:
- Trạng thái sức khỏe nguồn nhân lực: Trong đó chú ý đề tuổi thọ bình quân; thể trạng của người lao động; phân loại sức khỏe; chỉ tiêu suy giảm sức khỏe hoặc không có khả năng lao động…
- Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những tiến bộ mới của khoa học công nghệ trong thực tiễn lao động sản xuất, cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống.
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực: Được thể hiện bằng tỉ lệ cán bộ, công nhân và người lao động nói chung có trình độ tay nghề, trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học so với nguồn nhân lực lao động chung của cả nước.
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn được đo bằng chỉ số phát triển con người HDI - đây là thước đo tổng hợp sự phát triển con người trên 3 phương diện: sức khỏe, tri thức và thu nhập. Bên cạnh đó, còn có một số chỉ tiêu khác mang tính định tính về môi trường làm việc của người lao động như truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, văn minh của dân tộc, phong tục, tập quán, lối sống…
3. Vai trò của nguồn nhân lực với sự phát triển của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, vai trò của nguồn nhân lực mang lại cụ thể là:
-
Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nguồn nhân lực đảm bảo tạo nên nguồn sáng tạo trong tổ chức, doanh nghiệp. Bởi, chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó… Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân lực - con người lại đặc biệt quan trọng. Không có nhân lực làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu và phát triển bền vững lâu dài.
-
Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược
Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Bởi vì, nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người sẽ tạo nên được những giá trị hữu ích trong chiến lược phát triển của một doanh nghiệp.
Vai trò của nhân lực đối với doanh nghiệp là rất lớn
-
Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận
Xã hội ngày một đổi mới, tiến lên không ngừng, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, từ đó giúp thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Nếu bạn nghĩ rằng, đến một ngày nào đó robot sẽ thống trị mọi thứ và các tổ chức, doanh nghiệp không đến nguồn nhân lực nữa. Thì bạn nên xem lại suy nghĩ của mình, bởi công nghệ dù có tiên tiến và phát triển vượt bậc đến đâu, thì trí óc con người vẫn là điều tuyệt vời mà không một cỗ máy nào có thể thay thế được.
4. Giải pháp công nghệ trong quản trị nhân sự
Con người là yếu tố quan trọng trong một tổ chức nhưng chúng ta vẫn cần đến sự hỗ trợ của công nghệ để có thể quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Giải pháp mà OneHR mang đến cho các doanh nghiệp chính là phần mềm quản lý nhân sự ezHR với đầy đủ chức năng Quản lý nhân sự: Hồ sơ nhân viên, Hợp đồng, Bảo Hiềm, Chấm công tính lương, Đánh giá KPI, Quản lý tuyển dụng và đào tạo, Portal nghỉ phép, xem phiếu lương ..
Phần mềm đáp ứng nhiều ngành nghề như Sản Xuất, May mặc, dày, bao bì, điện tử, cơ khí, Chuỗi F&B, Nhà hàng - Khách sạn, xây dựng, Bán lẻ, Banking, … với phiên bản đặc thù. Hiện phần mềm đã có phiên bản online cho phép các doanh nghiệp có thể trải nghiệm thử ngay lập tức