Có lẽ bạn đã biết, những người sinh vào ngày 29/02 sẽ chỉ đón sinh nhật 4 năm một lần bởi rơi vào ngày nhuận. Đặc biệt, ngoài ngày nhuận thì có những năm sẽ có 2 tháng lặp lại. Vậy hiện tượng ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận là gì? Hãy cùng khám phá những điều lý thú trong bài viết này nhé!
1. Năm nhuận là gì? Tại sao có năm nhuận? Thông thường, một năm sẽ có 365 ngày và chia thành 12 tháng. Nếu một năm có số ngày hoặc số tháng tăng lên (phụ thuộc theo Âm lịch hoặc Dương lịch) thì được gọi là năm nhuận và năm nhuận được biểu hiện thông qua ngày nhuận và tháng nhuận.
Khái niệm này được hiểu rằng, Dương lịch được tính theo lịch Mặt Trời . Thời gian Trái Đất quanh quanh Mặt Trời mất 365 ngày 6 giờ và làm tròn theo số nguyên thì một năm có 365 ngày. Do đó, cứ một năm Dương sẽ thừa ra 6 giờ, sau 4 năm số dư đó là 24 giờ, tương ứng với một ngày. Ngày nhuận quy ước thành ngày 29 tháng 2 với chu kỳ hoạt động cứ 4 năm liên tiếp sẽ xuất hiện năm nhuận với 366 ngày.
Còn đối với Âm lịch thì được tính theo thời gian Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng dịch chuyển quanh Trái Đất với chu kỳ khoảng 29.53 ngày. Áp dụng theo cách tính này nếu làm tròn số thì một năm sẽ có 354 ngày, ngắn hơn Dương lịch 11 ngày. Vì thế, cứ 3 năm liên tiếp sẽ ngắn hơn 33 ngày, tạo thành 1 tháng và tháng này được gọi là tháng nhuận.
Việc có thêm năm nhuận để bổ sung ngày, tháng nhằm mục đích cân bằng thời gian giữa năm Dương lịch và Âm lịch, không bị chênh nhau quá nhiều và giúp lịch phù hợp hơn với thời tiết. Tuy nhiên, thực tế Dương lịch vẫn nhanh hơn Âm lịch. Để khắc phục được tình trạng này, cứ 19 năm sẽ có một lần cách 2 năm xuất hiện một tháng nhuận.
Như vậy, trong 19 năm sẽ có tất cả 228 tháng Dương lịch và 235 tháng Âm lịch, thừa 7 tháng so với Dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Và 7 tháng nhuận này được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ trên.
Trong tiếng Anh, năm nhuận được gọi là Leap year, Intercalary Year hoặc Bissextile Year và ngày nhuận gọi là Leap Day.
2. Năm nhuận là năm nào? Theo cách tính năm nhuận Dương lịch và Âm lịch thì thế kỷ 21 có bao nhiêu năm nhuận? Năm nhuận gần nhất là khi nào?
Trong thế kỷ 21, với cách tính Âm lịch, trong 100 năm từ năm 2001 - 2100, năm nhuận nhỏ nhất là năm 2003 và năm lớn nhất là 2097. Cứ 3 năm lại có một năm nhuận nên ta có (2097 - 2003) : 3 = 31 năm nhuận, dư ra 3 ngày.
Còn dựa theo Dương lịch, trong thế kỷ 21 có khoảng 24 năm nhuận và 76 năm bình thường. Nếu xét theo các trường hợp đặc biệt, 100 năm chứa bội số của 400 nên năm nhuận sẽ bao gồm 25 năm và 75 năm bình thường.
Ví dụ, từ năm 1901 - 2000 (thế kỷ 20), trong đó có năm 2000 là bội số của 400 (theo cách tính Dương lịch) sẽ có 25 năm nhuận và 75 năm bình thường. Còn từ năm 2001 - 2100 (100 năm tiếp theo), do năm 2100 không phải là bội số của 400 nên chỉ có 24 năm nhuận và 76 năm bình thường.
Từ đó cho thấy với Dương lịch, thế kỷ 21 sẽ có 24 năm nhuận gồm các năm như sau:
Năm nhuận từ năm 2001 - 2022:
Năm 2004 Năm 2008 Năm 2012 Năm 2016 Năm 2020 Năm nhuận từ năm 2022 - 2050:
Năm 2024 Năm 2028 Năm 2032 Năm 2036 Năm 2040 Năm 2044 Năm 2048 Năm nhuận từ năm 2050 - 2100:
Năm 2052 Năm 2056 Năm 2060 Năm 2064 Năm 2068 Năm 2072 Năm 2076 Năm 2080 Năm 2084 Năm 2088 Năm 2092 Năm 2096 Theo các số liệu thống kê trên, năm Nhâm dần 2022 và năm 2082 không phải là năm nhuận và tháng 2 chỉ có 28 ngày (cả năm Âm lịch và Dương lịch). Vào năm 2023, với cách tính năm nhuận Dương lịch thì năm đó không phải là năm nhuận, tháng 2 có 28 ngày.
Xét theo cách tính Âm lịch, năm 2023 là năm nhuận và tháng 2 sẽ là tháng nhuận. Năm nhuận gần nhất sẽ rơi vào năm 2024. Dựa vào nghiên cứu thiên văn học, các năm nhuận có hai tháng 4 sẽ bao gồm các năm 2001, 2012 và 2020.
Xem thêm: Gen Z là gì? Thế hệ mới của thế giới có gì khác biệt? 'Vạn sự tùy duyên' - Duyên đến hãy nắm bắt, hết duyên bình thản mà buông tay vậy! Ngày Đông chí 2022 là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Đông chí trong văn hóa các nước
3. Một năm nhuận có bao nhiêu ngày và tháng 2 năm nhuận có gì đặc biệt? 3.1 Một năm nhuận có bao nhiêu ngày Năm không nhuận có 365 ngày, gồm 52 tuần lễ và dư 1 ngày. Năm nhuận sẽ có tất cả 366 ngày (52 tuần lễ và dư 2 ngày) tính theo dương lịch và có 13 tháng tính theo lịch âm. Chu kỳ hoạt động của năm nhuận là 4 năm/lần.
Theo Dương lịch: Có một ngày dư ra, cụ thể vào tháng 2 sẽ có thêm 1 ngày. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng năm nhuận Dương lịch. Theo Âm lịch: Có một tháng dư ra. Thay vì một năm sẽ có 12 tháng thì vào năm nhuận, chúng ta sẽ có thêm tháng 13, trong đó 1 tháng bất kỳ sẽ xuất hiện 2 lần. Các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,... đều sử dụng và coi trọng năm nhuận Âm lịch. 3.2 Vào năm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngày Các tháng có 30 ngày trong một năm là những tháng như 4, 6, 9, 11 và tháng có 31 ngày gồm 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Còn tháng 2 chỉ có 28 ngày. Tuy nhiên, vào năm nhuận tháng 2 sẽ có thêm 1 ngày nữa. Do đó, tháng 2 sẽ có tất cả 29 ngày vào năm nhuận Dương lịch. Ngày 29 tháng 2 sẽ xuất hiện 4 năm một lần.
4. Cách tính năm nhuận dương lịch Cách tính năm nhuận theo Dương lịch vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Muốn biết một năm bất kỳ có phải là năm nhuận hay không, bạn chỉ cần lấy số biểu (các chữ số tự nhiên tạo nên một năm) của năm đó chia cho 4. Nếu kết quả chia hết cho 4 (không dư) thì năm đó là năm nhuận, có ngày nhuận là ngày 29/02.
Hãy thử kiểm tra xem năm 2023 là năm nhuận hay không nhuận nhé! Ví dụ, bạn lấy 2023 : 4 = 505 (dư 3). Từ kết quả cho thấy, năm 2023 Dương lịch không phải là năm nhuận và tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Đặc biệt, những năm tròn trăm của một thế kỷ (hai số biểu sau cùng của năm đều là số 0) thì lấy hai chữ số đầu chia cho 4. Hoặc lấy nguyên số năm đó chia cho 400. Kết quả chia hết cho 400 thì năm đó được xem là năm nhuận.
Xem thêm: Tết Thanh minh 2022 vào ngày nào âm lịch, dương lịch? Cúng tiết Thanh minh năm 2020 và những điều cần lưu ý Vì sao thường có chè trôi nước trong ngày Đông chí?
5. Cách tính năm và tháng nhuận Âm lịch Để xác định năm nhuận Âm lịch, người ta dựa vào ngày Nhật Nguyệt hợp sóc. Đây là ngày mà Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên cùng một trục đường thẳng. Hai lần hợp sóc cách nhau 29,5 ngày. Do đó, quy ước rằng, tháng Âm lịch thiếu có 29 ngày và tháng đủ là 30 ngày.
Bởi cách tính trên mà Âm lịch sẽ bắt đầu vào ngày “sóc” kề với “tiết” Lập xuân, dẫn đến sai số thực tế trong một năm là 11 ngày. Ba năm liên tiếp đều có số ngày dư như vậy nên dư ra 33 ngày. Điều này cho thấy, cứ qua 3 năm bắt buộc phải có 1 tháng nhuận. Cộng dồn với 2 năm tiếp theo, tất cả có 25 ngày và gần được 1 tháng nhuận. Trong 19 năm, trung bình có 7 tháng nhuận.
Do mỗi tháng có một ngày “khí” và “tiết”, số ngày bình quân của hai ngày đó là 30,4 ngày. Số ngày của tháng Âm lịch có 29,5 ngày. Cứ sau 2,3 năm thì một tháng sẽ không có ngày “khí” mà chỉ có ngày “tiết”. Cho nên, người ta chọn làm tháng nhuận Âm lịch.
5.1 Cách tính năm nhuận Âm lịch Cách tính năm nhuận theo Âm lịch không dễ dàng như Dương lịch. Cách tính sẽ phức tạp và cần hiểu rõ lịch pháp mới có thể tính toán được. Cách tính năm nhuận Âm lịch được thực hiện như sau:
Lấy số biểu năm Dương lịch trùng với năm Âm lịch chia cho 19. Khi kết quả có số dư thuộc một trong các số 0, 3, 6, 9, 11, 14 và 17 thì năm đó tồn tại tháng nhuận.
Chẳng hạn:
Năm 2004 là năm nhuận và nhuận 1 tháng (tháng 2) vì 2004 : 19 = 105, dư 9. Năm 2014 là năm nhuận và nhuận 1 tháng (tháng 9) vì 2014 : 19 = 106, dư 0. Năm 2022 không phải là năm nhuận và không có tháng nhuận trong năm vì 2022 : 19 = 106, dư 8. Năm 2023 là năm nhuận và nhuận 1 tháng (tháng 2) vì 2023 : 19 = 106, dư 9. Xem thêm: Nghị lực sống là gì? Các câu nói, câu chuyện hay về sống nghị lực
5.2 Cách tính tháng nhuận Âm lịch Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, để xác định được năm nhuận Âm lịch nhuận vào tháng nào phải dựa trên các điểm sóc và trung khí. Tức là, chúng ta cần phải tính toán một cách chính xác vị trí quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất. Sau đó, lập phiếu để theo dõi, quan sát và ghi chép cẩn thận, chi tiết.
Muốn tính được tháng nhuận Âm lịch, đòi hỏi tính toán đúng đến từng phút. Do Mặt Trăng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lực hút của Trái Đất, sức hút của Mặt Trời, các vì sao,... Vì vậy, để nắm rõ tháng nhuận của các năm, bạn có thể tham khảo các phép tính từ các nhà thiên văn đã nghiên cứu và đúc kết.
Bảng số liệu thống kê tháng nhuận Âm lịch từ năm 1995 đến năm 2031 như sau:
Năm 1995: nhuận tháng 8 Năm 1998: nhuận tháng 5 Năm 2002: nhuận tháng 4 Năm 2004: nhuận tháng 2 Năm 2006: nhuận tháng 7 Năm 2009: nhuận tháng 5 Năm 2012: nhuận tháng 4 Năm 2014: nhuận tháng 9 Năm 2017: nhuận tháng 6 Năm 2020: nhuận tháng 4 Năm 2023: nhuận tháng 2 Năm 2025: nhuận tháng 6 Năm 2028: nhuận tháng 5 Năm 2031: nhuận tháng 3 Sự xuất hiện của tháng nhuận và năm nhuận nhằm cân bằng lại thời gian của Dương lịch và Âm lịch, khiến chúng không bị sai lệch với nhau quá nhiều. Nhờ vào sự tính toán năm nhuận, tháng nhuận mà chúng ta biết cách sắp xếp công việc sao cho phù hợp với từng khoảng thời gian trong năm. Hy vọng những thông tin thú vị trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.
Sưu tầm - Nguồn ảnh: Internet