Trong bài viết này, CHEK Genomics sẽ giới thiệu tới bạn khái niệm Microbiome và những lợi ích mà nó đem lại cho cơ thể chúng ta. Đồng thời, bài viết cũng chia sẻ một vài cách mà chuyên gia khuyến nghị giúp chăm sóc và cải thiện Microbiome cho cơ thể.
Có khoảng 2 kg vi sinh vật đang sinh sống trong ruột của chúng ta hằng ngày. Trong hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật trong cơ thể người, có ít nhất 1.000 loài vi khuẩn khác nhau bao gồm hơn 3 triệu gen. Đặc biệt hơn, mỗi người chúng ta có hai phần ba số lượng vi sinh vật đường ruột - quần thể vi sinh vật trong ruột - riêng biệt, là đặc điểm khác nhau giữa mỗi cá nhân. Nhưng bạn có biết hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào không?
Microbiome là gì?
Microbiome (hệ vi sinh vật) cấu thành từ các vi khuẩn (microbe) bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn tiềm ẩn gây bệnh. Phần lớn vi khuẩn là symbiotic (cộng sinh) (tức là cả cơ thể người và vi sinh vật đều có lợi) và vài loại vi khuẩn, với số lượng ít hơn, là pathogenic (gây bệnh).
Khái niệm “microbiome” được tìm ra vào năm 1990 bởi bác sĩ David Relman của Đại học Standford. Trung bình trong mỗi tế bào người có khoảng 10 loại vi sinh vật cư ngụ với kích thước khoảng 1/10-1/100 kích thước tế bào. Chúng sống trên da, ở miệng, nơi mũi…, nhưng nhiều nhất là trong ruột già với khoảng 1.000 loại.
Hầu hết các vi khuẩn trong ruột của bạn được tìm thấy trong một cái “túi”của phần ruột già của bạn gọi là manh tràng, và chúng được gọi là vi sinh vật ruột (gut microbiome). Mặc dù có nhiều loại microbes khác nhau sống trong bạn, nhưng vi khuẩn là loại được nghiên cứu nhiều nhất. Trong thực tế, có nhiều tế bào vi khuẩn trong cơ thể của bạn hơn tế bào người.
Có khoảng 40 nghìn tỷ tế bào vi khuẩn trong cơ thể của bạn và chỉ có 30 nghìn tỷ tế bào người. Điều đó có nghĩa là bạn giống vi khuẩn nhiều hơn là con người. Microbiome thậm chí còn được xem là một cơ quan hỗ trợ bởi nó giữ quá nhiều vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy cơ thể con người vận hành một cách trơn tru. Đây là chìa khóa làm nên sức ảnh hưởng to lớn của cộng đồng vi sinh vật này trong y học.
Mỗi cá nhân có mạng lưới các vi sinh vật (microbiota) hoàn toàn độc nhất, vốn ADN của từng người là yếu tố quyết định mạng lưới này. Mỗi người tiếp xúc với các vi sinh vật từ khi là trẻ sơ sinh, trong quá trình sinh nở khi đi qua sản lộ của người mẹ và qua con đường sữa mẹ.
Chính xác thì, trẻ sơ sinh tiếp xúc với loại vi sinh vật nào chỉ phụ thuộc vào những chủng loại có trong cơ thể của người mẹ mà thôi. Về sau, việc tiếp xúc với môi trường và chế độ ăn uống có thể thay đổi hệ vi khuẩn trong cơ thể một người theo một trong hai hướng có lợi cho sức khỏe hoặc làm cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn.
Microbiome có lợi cho cơ thể chúng ta như thế nào?
Hầu hết chúng ta đều biết rằng vi khuẩn trong ruột của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Khi dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn, các vi khuẩn đường ruột sẽ nhảy vào để trợ giúp, đảm bảo chúng ta nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Vi khuẩn đường ruột giúp kích thích hệ thống miễn dịch, phân giải các hợp chất thực phẩm có nguy cơ có độc và tổng hợp các vitamin nhất định cùng với các amino axit bao gồm các vitamin nhóm B, vitamin K - và đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch.
Ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm hiểu thêm về cách vi khuẩn đường ruột - đặc biệt là vi khuẩn chỉ có ở mỗi chúng ta - ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh của chúng ta như thế nào.
Một trong những đề tài được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ béo phì và các tình trạng trao đổi chất khác của một cá nhân. Có thể kể đến báo cáo nghiên cứu của Medical News Today vào tháng 11 năm 2014 đã khẳng định cấu tạo gen của chúng ta định hình loại vi khuẩn cư trú trong ruột và có thể ảnh hưởng đến cân nặng của chúng ta.
Ngoài ra, khi đào sâu cách thức microbiome giao tiếp với hệ nội tiết và hệ thần kinh, nhiều bằng chứng còn cho thấy microbiome thậm chí ảnh hưởng đến tâm trạng, mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Vì vậy, nếu một người đang cảm thấy vui vẻ, nhiều khả năng là do hoạt động của các vi khuẩn trong microbiome.
Microbiome tác động rất lớn đến sức khỏe mỗi người, thậm chí lớn hơn cả các đặc điểm di truyền ta thừa hưởng từ gene bố mẹ. Đó là lý do khoa học còn gọi microbiome là “bộ gene thứ hai của con người”. Cùng với tên gọi này, những nghiên cứu mới về microbiome đang cho phép định nghĩa lại khái niệm “chăm sóc sức khỏe” theo cách hoàn toàn mới.
Lĩnh vực di truyền học tương lai sẽ tập trung vào hướng sử dụng microbiome làm cơ sở tiến hành các liệu pháp y tế cá nhân, đánh giá nguy cơ và điều trị bệnh. Các chuyên gia đang cố gắng tìm ra là mối quan hệ giữa microbiome và một số bệnh thường gặp như bệnh tự miễn dịch, béo phì, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường… Việc giải mã microbiome sẽ hỗ trợ tích cực các phương pháp điều trị hiện tại cũng như cải thiện khả năng chăm sóc sức khỏe con người.
Như chúng ta đã biết, microbiome - hệ vi sinh vật trong ruột - mang lại tác động rất lớn đối với cơ thể mỗi người. Vậy làm sao để chăm sóc microbiome của chính mình?
Làm cách nào để chăm sóc và cải thiện microbiome của bạn?
Một số cách được các chuyên gia đề nghị bao gồm:
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau: Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng cảu microbiome, là một chỉ số cho thấy sức khoẻ của ruột tốt. Đặc biệt, các loại rau, đậu và hoa quả chứa nhiều chất xơ và có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Bifidobacteria tốt cho sức khỏe.
- Ăn những loại thực phẩm lên men: Các loại thực phẩm lên men như sữa chua, bắp cải và kefir đều chứa vi khuẩn lành mạnh, chủ yếu là Lactobacilli, và có thể làm giảm số lượng các loài gây bệnh trong ruột.
- Hạn chế lượng chất ngọt nhân tạo: Một số bằng chứng cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame làm tăng lượng đường trong máu bằng cách kích thích sự phát triển của vi khuẩn không lành mạnh như Enterobacteriaceae bên trong microbiome ruột.
- Ăn các thức ăn giàu prebiotic: Prebiotics là một loại chất xơ kích thích sự phát triển của các vi khuẩn tốt cho sức khỏe. Các loại thực phẩm giàu chất prebiotic bao gồm atisô, chuối, măng tây, yến mạch và táo.
- Cho con bú ít nhất sáu tháng: Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng cho sự phát triển của vi khuẩn trong ruột. Trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng sẽ có nhiều các Bifidobacteria có lợi hơn so với trẻ bú bình.
- Ăn các loại thực phẩm giàu chất polyphenol: Polyphenol là các hợp chất thực vật có trong rượu vang đỏ, trà xanh, sôcôla đen, dầu ô liu và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng được phân hủy bởi microbiome để kích thích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh.
- Bổ sung probiotic: Probiotics là những vi khuẩn sống có thể giúp khôi phục ruột về trạng thái khỏe mạnh sau khi bị dysbiosis. Chúng làm điều này bằng cách “nuôi dưỡng” nó bằng các vi khuẩn khỏe mạnh.
- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi cần thiết: Thuốc kháng sinh giết được nhiều vi khuẩn xấu và cả vi khuẩn tốt trong ruột, có thể góp phần gây tăng cân và kháng thuốc. Vì vậy, chỉ nên dùng kháng sinh khi cần thiết về mặt y tế.
Nguồn
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/290747
- http://www.cesti.gov.vn/chi-tiet/3838/suoi-nguon-tri-thuc/microbiome-dinh-nghia-moi-ve-cham-soc-suc-khoe
Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản về Microbiome và những lợi ích mà nó đem lại cho cơ thể. Cùng với đó là những lời khuyên từ chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc và cải thiện Microbiome cho chính bản thân của mình.
Hãy quan tâm tới cơ thể bạn ngay từ bây giờ, chỉ có cơ thể khỏe mạnh thì khả năng chống lại bệnh tật và ảnh hưởng từ môi trường mới tốt, sức đề kháng mới mạnh.
Bên cạnh việc cải thiện microbiome cho bản thân, bạn cũng nên tầm soát di truyền định kỳ để kiểm tra tình trạng cơ thể, kịp thời phát hiện nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
CHEK Genomics là đơn vị tiên phong trong xét nghiệm gen và tư vấn di truyền, các dịch vụ nổi bật của Chek như: Tầm soát ung thư di truyền, sàng lọc người mang gen lặn, sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPS, xét nghiệm ung thư giai đoạn muộn,….Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.