1. Hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hay hen phế quản) là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính. Hen suyễn có thể gây ra tình trạng viêm, hẹp ống phế quản, từ đó dẫn đến hạn chế lưu thông khí và gây khó thở. Phế quản của người mắc bệnh khá nhạy cảm nên sẽ có phản ứng mạnh khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích.
Khi cơn hen suyễn xuất hiện, người bệnh thường gặp những triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, ngực siết chặt,....
Bệnh hen suyễn được phân loại qua các triệu chứng như sau:
- Hen nhẹ từng cơn
- Hen suyễn dai dẳng nhẹ
- Hen dai dẳng vừa phải
- Hen dai dẳng nặng
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính về viêm đường hô hấp gây ra những cơn hen
2. Những mẹo chữa bệnh hen suyễn tại nhà
Thực hiện châm cứu
Châm cứu là một trong những mẹo chữa bệnh hen suyễn hiệu quả. Chúng là phương pháp điều trị trong y học cổ truyền rất phổ biến giúp giảm đau, cải thiện lưu thông không khí và kiểm soát tốt các triệu chứng đau ngực do hen suyễn gây ra.
Hơn nữa, châm cứu còn giúp bệnh nhân hen suyễn giảm sử dụng thuốc steroid dạng hít, đặc biệt là trẻ em.
Châm cứu là phương pháp điều trị hen suyễn giúp cải thiện tình trạng hen đáng kể
Các bài tập thở
Thực hiện các bài tập thở tại nhà giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh và giảm nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn hen, ngăn ngừa được tình trạng thở nông và nhanh.
Một số bài tập thở dễ thực hiện tại nhà, gồm:
- Yoga: Là kỹ thuật kết hợp giữa hít thở và bài tập giãn cơ. Các kỹ thuật thở được dùng trong yoga có thể giảm căng thẳng và giảm tần suất xảy ra các cơn hen.
- Kỹ thuật thở Buteyko: Đây là một hệ thống bài tập nhẹ nhàng, thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng. Vì thở ra bằng miệng có thể khiến đường thở nhạy cảm hơn do bị khô.
- Phương pháp Papworth: Đây là một trong những kỹ thuật dân gian khá lâu đời. Người bệnh sẽ thở qua cơ hoành và mũi. Nên áp dụng kỹ thuật này hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thực hiện các bài tập thở giúp cải thiện những triệu chứng của bệnh và ngăn tình trạng thở nhanh và nông
Massage
Một trong những mẹo chữa bệnh hen suyễn tại nhà được thực hiện nhiều nhất đó là massage. Việc massage có thể giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Xoa nhẹ nhàng lưng của người bệnh trong khoảng 20 phút trước khi đi ngủ để cải thiện các chức năng của phổi. Mẹo dân gian này có thể đạt hiệu quả khá tốt với trẻ từ 4-8 tuổi nhưng lại giảm tác dụng ở trẻ từ 9-14 tuổi.
Massage có thể cải thiện chức năng của phổi cho trẻ hiệu quả
Liệu pháp thư giãn
Thư giãn giúp ổn định huyết áp và kiểm soát tốt hơi thở. Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng minh thực hiện liệu pháp này có thể cải thiện hoàn toàn các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, bằng phương pháp này có thể giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ trong cải thiện sức khoẻ tổng thể nên người bệnh có thể áp dụng trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn.
Một số kỹ thuật thư giãn gồm: Ngồi thiền, liệu pháp thôi miên,...
Ngồi thiền là một liệu pháp thư giãn phù hợp với người bệnh bị hen suyễn
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Tình trạng thừa cân - béo phì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh bị hen suyễn. Chính vì vậy, khi bị hen phế quản, người bệnh nên kiểm soát cân nặng bằng tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ ăn hợp lý.
Người mắc bệnh nên bổ sung một số dưỡng chất sau để làm giảm triệu chứng hen suyễn:
- Chất chống oxy hóa: Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-carotene có trong các loại trái cây và rau củ giúp giảm viêm và làm dịu các triệu chứng hen suyễn.
- Acid béo omega-3: Đây là chất béo lành mạnh có thể giảm viêm đường hô hấp và cải thiện đáng kể chức năng phổi đối với người bệnh bị hen suyễn. Có thể bổ sung omega-3 qua một số loại thực phẩm như: Cá ngừ, cá hồi,...
- Bổ sung vitamin D: Để làm giảm các triệu chứng hen suyễn, người bệnh cần bổ sung vitamin D. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng vitamin D cần bổ sung.
Ngoài ra, khi bị lên cơn hen sau khi ăn một số loại thực phẩm, hãy tránh ăn chúng vì có thể khiến các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung các dưỡng chất phù hợp với cơ thể giúp giảm các triệu chứng hen hiệu quả
Sử dụng một số loại thảo dược
Một số các bài thuốc chữa bệnh hen suyễn bằng các loại thảo dược như:
- Mật ong: Giúp làm dịu cổ họng và giảm đáng kể tình trạng ho. Có thể pha mật ong cùng với nước ấm hoặc đồ uống nóng như trà.
- Lá tía tô: Sau khi sơ chế và ngâm rượu, sau khoảng 10 có thể lấy nước cốt uống 3 lần/ngày có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn.
- Gừng: Có đặc tính chống oxy hoá và chống viêm, góp phần trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Lá mít: Đây là loại lá chữa hen suyễn khá tốt mà không phải ai cũng biết. Trong lá mít chứa nhiều chất kháng khuẩn, có thể kết hợp chúng với mía, than tre với tỷ lệ 1:1:1. Sắc uống lấy nước mỗi ngày 3 lần có thể giảm tình trạng ho, tức ngực.
Trước khi thực hiện các mẹo chữa bệnh hen suyễn tại nhà bằng thảo dược, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đủ liều lượng và đảm bảo không gây ra tác dụng phụ nào.
Người bệnh hen suyễn có thể sử dụng là tía tô để giúp cải thiện tình trạng bệnh
3. Một số lưu ý khác khi bị bệnh hen suyễn
Bên cạnh các mẹo chữa bệnh hen suyễn tại nhà, người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau để giúp giảm các triệu chứng như:
- Giữ cho cơ thể luôn ấm, đặc biệt là thời tiết lạnh và giao mùa.
- Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khoẻ và kiểm soát cân nặng.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,...
- Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
- Giữ gìn nhà cửa, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
Giữ cho cơ thể luôn ấm trong thời tiết lạnh và giao mùa sẽ giúp hạn chế xuất hiện các cơn hen suyễn
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính của đường hô hấp gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống. Chính vì vậy, cần chủ động thăm khám và điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện.
Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ cho bạn đọc những mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà, mong qua bài viết các bạn biết thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích, cũng như nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra.