Nhu cầu mua bán xe máy của người dân diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết hợp đồng mua bán xe máy đúng chuẩn. Trong bài viết sau đây, muaban sẽ hướng dẫn bạn soạn thảo hợp đồng và chuẩn bị các thủ tục pháp lý liên quan khi mua bán xe máy. Theo dõi ngày nhé!
Nội dung trong hợp đồng mua bán xe máy gồm những gì?
Mặc dù theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng được xác lập trên sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên. Tuy nhiên hợp đồng mua bán xe máy (ô tô) cũng phải đáp ứng những nội dung chính sau đây để đảm bảo hiệu lực.
Điều này giúp hạn chế những xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán xe máy (ô tô) bao gồm:
- Dòng đầu tiên sẽ là Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tên hợp đồng ( ví dụ: hợp đồng mua bán xe máy)
- Thời gian, địa điểm làm hợp đồng mua bán xe máy
Thông tin chủ xe máy
Trong giấy mua bán xe viết tay hoặc soạn thảo cần ghi đầy đủ và chính xác thông tin của chủ xe hiện tại với các thông tin như họ tên, số CMND / hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú… Các thông tin này mang tính chất thủ tục, hành chính và đặc biệt cần phải có trong tất cả các tài liệu, giấy tờ để đảm bảo quyền lợi.
Nếu có đồng chủ sở hữu xe máy thì cần ghi rõ thông tin liên quan như họ tên, địa chỉ, số CMND/ thẻ CCCD (ngày cấp, nơi cấp cụ thể) của đồng chủ sở hữu phương tiện đó.
Thông tin người mua
Cũng giống như thông tin của chủ xe đã đề cập phía trên. Trong phần thông tin người mua, bạn cùng cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, số CMND/ thẻ CCCD, nơi thường trú…
Đặc điểm của xe cần bán
Xe bán cần được mô tả rõ ràng và chi tiết trong hợp đồng mua bán xe máy. Một số điểm cần làm rõ như như nhãn hiệu xe là gì, màu sơn xe, kiểu dáng, kích thước, số máy, công suất… Từ những đặc điểm này, mọi người mới có thể nhận biết được chiếc xe.
Bên cạnh đó, cũng cần ghi đầy đủ các thông số có liên quan đến xe như biển số xe, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan nào cấp…
Các tài liệu, giấy tờ đính kèm
Thông thường, các giấy tờ thường gắn liền với xe máy là đăng ký xe, bảo hiểm xe,… Do đó, mẫu giấy bán xe máy cũng thuộc một phần nhỏ trong thủ tục và để hoàn tất hồ sơ mua bán. Cần bổ sung thêm các thông tin cụ thể để chứng minh nó thuộc về chủ sở hữu là người bán.
Chứng thực của chính quyền xã
Sau khi hoàn tất hợp đồng mua bán xe máy, bạn bắt buộc phải xin dấu mộc và chữ ký của chính quyền cấp xã trở lên. Nhằm đảm bảo những thông tin được nêu trong hợp đồng là hợp lệ, có tính xác thực.
Bên cạnh đó các nội dung của bản hợp đồng mua bán xe máy cũng bao gồm các thành phần như: Phương thức thanh toán, giá xe, cam kết của các bên về việc mua bán xe, các phương thức giải quyết khi có tranh chấp… Và cuối cùng là chữ ký của các bên tham gia vào quá trình mua bán.
>>> Đọc thêm: Hợp đồng mua bán xe là gì? Tìm hiểu các loại hợp đồng mua bán xe
Thủ tục mua bán xe bao gồm những gì?
Mua bán xe máy được cho là hợp pháp khi bạn đã hoàn tất thủ tục sang tên tại cơ quan đăng ký xe có thẩm quyền. Cụ thể tại các phòng công chứng, hay UBND xã, phường nền bạn sinh sống. Theo đó thủ tục mua bán xe máy sẽ bao gồm:
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ khi mua bán xe máy
Mua bán xe máy không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Đơn giản nhất khi người bán là chính chủ. Trong trường hợp bán xe qua bên thứ ba thì phải có các giấy tờ, văn bản ủy quyền của chủ xe được chứng thực.
- Bên bán xe cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
(1) Giấy chứng nhận đăng ký xe máy (bản chính)
(2) CMND/ thẻ CCCD + Hộ khẩu của bên bán xe (bản chính)
Lưu ý: Trong một vài trường hợp có thể cần thêm giấy xác nhận tình trạng độc thân nếu chủ xe chưa lập gia đình. Hoặc giấy đăng ký kết hôn nhằm đề phòng những tranh chấp dân sự có thể xảy ra sau này.
- Bên mua xe cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
(1) CMND + Hộ khẩu (bản chính)
(2) Lệ phí sang tên xe, tiền mua xe.
Thực hiện công chứng và chứng thực hợp đồng mua bán xe máy
Việc này sẽ do các văn phòng công chứng tư nhân quản lý thực hiện. Vì vậy có thể đến bất kỳ cơ sở nào thuận tiện nhất cho cả hai bên. Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ xác nhận hợp đồng này giữa hai bên là hợp lệ.
Đồng thời thu phí theo % giá trị xe bán. Hợp đồng sẽ được lập thành 3 bản chính, mỗi bên giữ một bản.
Rút hồ sơ gốc xe máy cũ tại cơ quan đăng kiểm
Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp bên mua và bên bán ở hai tỉnh khác nhau. Còn nếu cùng tỉnh thì không cần thiết.
Hai bên sẽ đến nơi đăng ký xe lần đầu, làm thủ tục rút hồ sơ gốc và bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này, người mua sẽ tự mình hoàn thành phần còn lại. Bên bán sẽ giao cho bên mua những thứ như giấy đăng ký xe, hồ sơ gốc của xe, hợp đồng mua bán xe.
Nộp lệ phí trước bạ tiếp theo khi làm thủ tục mua bán xe máy
Việc nộp lệ phí trước bạ là việc bắt buộc khi thực hiện sang tên, đổi chủ. Thuế trước bạ lần 2 đối với xe máy là khoảng 1% giá trị xe sau khi khấu hao theo thời gian.
Người mua xe đến chi cục Thuế tại điểm sinh sống để nộp lệ phí. Cần chuẩn bị những giấy tờ trên như giấy đăng ký xe, giấy tờ xe bản chính, hợp đồng mua bán xe, CMND và lệ phí, tờ khai lệ phí trước bạ xe…
Tiến hành thủ tục đăng ký xe đã mua
Bên mua đến cơ quan công an có thẩm quyền tại nơi thường trú để hoàn tất thủ tục này. Nên nộp giấy đăng ký mô tô, xe gắn máy kèm theo các giấy tờ có liên quan kể trên.
>>>Đọc thêm: Cách xem biển số xe hợp tuổi Ất Sửu hay không
Mẫu hợp đồng mua bán xe máy mới nhất
Đây là mẫu hợp đồng mua bán xe máy, xe ô tô nói chung. Đối với hợp đồng mua bán xe ô tô chỉ cần đổi tên hợp đồng mua bán xe máy thành hợp đồng mua bán xe ô tô.
Đồng thời chỉnh sửa các nội dung khác của hợp đồng sao cho phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành. Cập nhật mẫu hợp đồng mua bán xe máy mới nhất.
Tham khảo ngay bản hợp đồng mua bán xe máy bằng link: >tải tại đây<
>>>Đọc thêm: Biển số xe tứ quý giá bao nhiêu? Biển số tứ quý nào đắt nhất
Cách viết mẫu hợp đồng mua bán xe máy viết tay
Thay vì phải tốn thời gian đến những cơ quan có thẩm quyền để làm hợp đồng mua bán xe máy. Nhiều người thường chọn cách viết tay để thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng.
Giấy bán xe viết tay là văn bản thể hiện những thỏa thuận của 2 bên tham gia vào việc mua bán xe. Theo đó bên A sẽ giao xe cho bên B theo đúng thỏa thuận về loại xe, đặc điểm xe, giấy tờ xe,…
So với mẫu hợp đồng được lập tại cơ quan có thẩm quyền, văn bản này có nội dung đơn giản hơn. Tuy nhiên vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý. Nội dung bản hợp đồng viết tay bao gồm:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
- Tên hợp đồng (cụ thể trong trường hợp này: hợp đồng mua bán xe máy).
- Địa điểm, thời gian thực hiện giao dịch.
- Thông tin bên A (người bán)
+ Họ tên
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Số CMND/ CCCD (ghi rõ ngày cấp và nơi cấp)
+ Hộ khẩu thường trú
+ Chỗ ở hiện nay
+ Số điện thoại liên hệ
- Thông tin bên B (người mua)
+ Họ và tên
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Số CMND/ CCCD (ghi rõ ngày cấp và nơi cấp)
+ Hộ khẩu thường trú
+ Nơi sinh sống hiện nay
+ Số điện thoại liên hệ
- Các thỏa thuận mua bán:
+ Đặc điểm xe: loại xe, nhãn hiệu, màu sơn, biển số, giấy đăng ký xe….
+ Giá xe (bao gồm cả bằng số và bằng chữ một cách cụ thể)
+Thời điểm bàn giao xe máy cho bên mua
+ Cách thức thanh toán hợp đồng
+ Các thỏa thuận liên quan đến thuế, chi phí phát sinh.
+ Cam đoan của hai bên tham gia hợp đồng
- Chữ ký xác nhận của bên mua và bên bán
>>> Đọc thêm: Biển số xe 23 có ý nghĩa gì? Ý nghĩa phong thủy số 23
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến hợp đồng mua bán xe máy theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu chính xác hơn về mẫu hợp đồng này. Đừng quên truy cập website Muaban.net để tìm hiểu thêm nhiều thông tin và các kinh nghiệm đời sống thú vị khác.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tham khảo mua xe máy cũ chính hãng, chất lượng bạn có thể truy cập tại đây: