Giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm cây Phong lá đỏ
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Cây Phong lá đỏ có tên khoa học là Acer Rubrum, tiếng Anh hay gọi là Red Maple, thuộc họ Bồ Hòn và chi nhà Phong. Chúng còn có nhiều tên gọi khác như cây thích, cây phong đầm lầy, cây phong mềm,... Đây là loài cây vốn có nguồn gốc từ vùng Bắc Mỹ, sau này được du nhập đến nhiều quốc gia trong châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Cây Phong lá đỏ cũng mới chỉ xuất hiện tại nước ta trong một vài năm gần đây mà thôi.
Hình ảnh cây Phong lá đỏ
2. Một số đặc điểm nổi bật
- Thân cây: Là cây thân gỗ, sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 8-10m.
- Vỏ cây: Có màu xám khi còn non, càng trở nên sẫm màu và xù xì hơn khi đã sống lâu năm.
- Lá cây: Được chia làm 3 thùy, mép lá có nhiều răng cưa. Khi vào mùa ra lá của cây, lá sẽ có màu xanh lục đậm giống như nhiều loại cây bình thường khác. Đến khi cây chuẩn bị vào mùa rụng lá thì sẽ chuyển dần sang màu đỏ và cam trong vô cùng đẹp mắt.
- Hoa: Cây Phong lá đỏ vẫn có khả năng ra hoa, hoa của chúng thường mọc thành chùm và rủ xuống dưới và có màu đỏ hoặc cam.
- Quả: Quả có tên gọi là quả phím phong. Chúng thường chín vào tháng 6 hàng năm, bên trong có chứa các hạt màu đỏ.
Công dụng của cây Phong lá đỏ trong đời sống
1. Làm cây che bóng mát
Cây Phong lá đỏ có chiều cao lớn và tán lá nở rộ vô cùng đẹp mắt, cho nên chúng rất thích hợp để trồng làm loại cây che bóng mát và làm điểm nhấn cho cảnh quan xung quanh. Từ đó tạo ra vẻ rực rỡ tại những nơi mà nó được trồng. Chúng ta có thể bắt gặp những hàng cây Phong lá đỏ trên nhiều tuyến đường của cả nước.
2. Làm cây cảnh trang trí
Bên cạnh đó, cây Phong lá đỏ còn rất được ưa chuộng được trồng làm cây cảnh trong nhà, cây trang trí cho nhà hàng, quán ăn, cafe, khách sạn, biệt thự,... Cây cao lớn, thế đẹp và rất dễ tạo hình khiến cho chúng rất được quan tâm, đặc biệt là những người chơi cây cảnh và bonsai hiện nay.
Cây Phong lá đỏ được trồng làm cây trang trí cảnh quan
3. Chế tác đồ đạc
Ngoài ra, cây Phong lá đỏ là cây thân gỗ sống lâu năm, gỗ của chúng khá chắc chắn và cứng cáp. Do đó mà gỗ của cây Phong lá đỏ thường được dùng trong chế tác đồ đạc, đồ thủ công hoặc mỹ nghệ do bền đẹp và ít bị mối mọt tấn công.
4. Làm thuốc chữa bệnh
Theo như y học cổ truyền của Trung Quốc, bộ phần cành cây và lá của cây Phong lá đỏ có thể được thu hoạch để bào chế thành các loại thuốc giúp điều trị một số chứng bệnh như: Giải độc, lưu thông khí huyết, kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu trừ mụn nhọt,...
Ý nghĩa cây Phong lá đỏ
Có lẽ, rất ít người biết rằng cây Phong lá đỏ cũng có thể trở thành loại cây cảnh phong thủy nhằm mang lại tài lộc và thịnh vượng cho người trồng. Nếu trồng và chăm sóc cây Phong lá đỏ thường xuyên sẽ khiến cho người trồng gặp nhiều may mắn, đem lại nhiều vượng khí và nhiều kế hoạch sẽ gặp thuận lợi trong tương lai. Ngoài ra, một chậu cây Phong lá đỏ bonsai đặt ở trên bàn làm việc sẽ giúp xua tan sự mệt mỏi, tà khí và những điều không tốt xung quanh bạn. Từ đó sẽ chỉ mang lại những điều tích cực, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình làm việc.
Cây Phong lá đỏ hợp mệnh gì?
Phong lá đỏ với màu sắc chủ đạo là màu cam và màu đỏ, do đó nó sẽ phù hợp với những người mang mệnh Hỏa. Ngoài ra, do Hỏa tương sinh với Thổ cho nên người mang mệnh Thổ cũng có thể trồng được loại cây này nhằm cải vận cho bản thân được tốt hơn.
Cách trồng cây Phong lá đỏ và chăm sóc đúng kỹ thuật
Phong lá đỏ vốn không phải là loài cây có nguồn gốc từ nước ta mà chỉ có thể được nhập giống về từ các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cây cảnh đã tiến hành phối giống, lai tạo để tạo nên giống cây Phong lá đỏ có thể trồng được dễ dàng và phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của nước ta. Sau đây là cách trồng cây Phong lá đỏ cũng như chăm sóc đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo:
1. Phương pháp trồng
Cây Phong lá đỏ có thể được trồng thông qua hai phương pháp chính đó là gieo hạt giống hoặc giâm cành, cắt lấy mầm từ phần gốc. Tuy nhiên việc gieo trồng bằng hạt giống sẽ giúp cây khỏe mạnh, cao lớn vượt trội hơn so với việc trồng bằng hai phương pháp còn lại. Nếu bạn muốn chơi cây cảnh bonsai, bạn hãy lựa chọn phương pháp cắt lấy mầm từ phần gốc của cây mẹ hoặc giâm cành non nhé.
2. Đất trồng
Cây Phong lá đỏ thích hợp với những loại đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng hoặc là đất đồi. Ngoài ra đất trồng cần có độ tơi xốp tốt và khả năng thoát nước dễ dàng để tránh gây ngập úng cho rễ cây khi vào mùa mưa.
3. Thời điểm trồng
Cây Phong lá đỏ thông thường sẽ được trồng bắt đầu từ cuối tháng 10 cho đến tháng 3 sang năm. Bởi cây chỉ phù hợp để trồng khi thời tiết trở nên lạnh và mát mẻ chứ không thích hợp khi thời tiết nóng ẩm hoặc nắng nóng kéo dài.
Cây Phong lá đỏ có thể phát triển cao lớn và đẹp đẽ nếu được chăm sóc tốt
4. Nhiệt độ
Cây Phong lá đỏ vốn có nguồn gốc từ các nước có khí hậu lạnh, do đó mà chúng chỉ ưa thích mức nhiệt độ từ 15-25 độ C để sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
5. Ánh sáng
Do là giống cây thân gỗ có chiều cao lớn và tán lá rậm rạp, thế nên cây Phong lá đỏ rất ưa ánh sáng tự nhiên. Tuy vậy môi trường ánh sáng Mặt Trời và gió cần ở mức độ vừa phải, không quá mạnh kẻo có thể làm cây bị tổn thương, dễ chết. Vậy nên mà bạn cần bố trí hệ thống che chắn cho phù hợp.
6. Nước tưới
Cây ưa nước và ẩm ở mức trung bình. Bạn chỉ cần tưới đủ ít nhất 2 lần/ngày cho cây Phong lá đỏ vào sáng sớm hoặc khi chiều muộn là được. Vào mùa hè nắng nóng gay gắt hơn, bạn cũng có thể gia tăng thêm lần tưới để đảm bảo cây không bị mất nước và sinh trưởng dễ dàng hơn.
7. Phân bón
Trong giai đoạn 3 năm đầu kể từ khi gieo hạt trồng cây, bạn nên bón phân hữu cơ hoặc NPK thường xuyên cho cây Phong lá đỏ cứ mỗi 2 tuần/lần. Bạn hãy bón phân sát gốc hoặc trộn phân vào đất trồng trước khi trồng cây, hoặc bạn cũng có thể pha loãng phân trong nước để tưới cây cũng rất phù hợp.
Một số bệnh thường gặp trên cây Phong lá đỏ
Do là loài cây thân gỗ, nên cây Phong lá đỏ cũng không tránh khỏi nguy cơ bị các loại sâu bệnh và côn trùng tấn công. Cụ thể như sau:
1. Bệnh do ốc sên ăn lá
Ốc sên ẩn nấp trên thân cây Phong lá đỏ và tìm đến lá non để ăn. Những vết cắn lá của ốc sên khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và làm thối cành lá, do đó mà cần phải tiêu diệt ngay.
2. Bệnh do rệp ký sinh
Một số loài rệp có kích thước vô cùng nhỏ sống ký sinh lên thân cây và hút lấy dinh dưỡng từ nhựa cây để sống. Với số lượng rệp nhiều có thể khiến cây không thể vận chuyển được dinh dưỡng từ gốc lên ngọn và khiến cây khô héo dần.
3. Bệnh do nhện ve
Loài côn trùng này rất hay ẩn nấp dưới mặt lá của cây Phong lá đỏ và ăn lá dần dần. Đặc biệt khi thời tiết khô nóng thì chúng sẽ xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
4. Bệnh bạc lá
Bệnh này xảy ra khi xuất hiện một số đốm lạ có màu bạc trên lá của cây. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này đó là cây Phong lá đỏ bị tưới quá nhiều dẫn đến dư thừa nước hoặc cây bị đặt trồng tại những nơi cực kỳ ẩm ướt và không hề thoáng đãng, mát mẻ. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng ra hoa và lá của cây.
5. Bệnh thán thư
Cũng tương tự như bệnh bạc lá, bệnh thán thư sẽ gây ra những vết đốm có màu đỏ hoặc tím trên mặt lá. Điều này xảy ra khi bước vào mùa mưa hoặc nồm ẩm kéo dài mãi không hết.
6. Bệnh do các loại nấm ký sinh
Một số loại nấm ký sinh trên thân cây Phong lá đỏ sẽ hút dinh dưỡng của cây và làm cành lá bị khô héo. Bệnh này xảy ra chủ yếu vào mùa mưa ẩm, khí hậu ẩm ướt. Ngoài ra việc bạn không vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cắt tỉa cành lá cũng có thể là nguyên nhân hình thành các loại nấm ký sinh này.