1. Khoa học là gì? Ví dụ về khoa học
Khoa học là một hệ thống các tri thức thế giới quan của con người về những sự vật, hiện tượng, mọi quy luật hoạt động của vật chất, quy luật trong tự nhiên, xã hội và về tư duy.
Theo Điều 3 trong Luật Khoa học và công nghệ 2013, khoa học bao gồm một hệ thống các tri thức bao gồm tất cả mọi thứ thuộc về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng về tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Năm 2000, các nhà khoa học đã giải mã được bộ mã gen của con người, từ đó giúp khám phá được về cơ chế hoạt động của sự sống và là tiền đề cho việc tìm ra những phương án khắc phục một số loại bệnh.
2. Phân loại khoa học
Có nhiều cách phân loại khoa học khác nhau căn cứ vào việc đa dạng các tiêu chí đề ra. Sau đây là cách phân loại khoa học dựa trên mục đích nghiên cứu khoa học gồm có 02 loại sau:
2.1. Khoa học cơ bản
Khoa học cơ bản (Basic Science) là loại khoa học thuần túy, giải thích về tất cả bản chất của sự vật, mối quan hệ qua lại và quy luật phổ biến của các sự vật.
Ví dụ: Vật lý, hóa học, toán học là ba lĩnh vực có sự tác động qua lại với nhau, giúp giải thích về những bản chất của sự vật, sự việc xảy ra xung quanh cuộc sống chúng ta.
2.2 Khoa học ứng dụng
Khoa học ứng dụng (Applied science) hay khoa học thực hành, khoa học áp dụng là việc đưa những tri thức, lý thuyết đã khám phá, nghiên cứu vào thực tiễn cuộc sống. Khoa học ứng dụng có mối liên hệ mật thiết với khoa học cơ bản trong từng bước phát triển.
Ví dụ: Môn kỹ thuật hóa học là môn áp dụng các kiến thức về vật lý và hóa học để thực hiện tạo ra các giá trị thực cho cuộc sống thông qua việc biến đổi và tạo ra các sản phẩm có khả năng phục vụ cho đời sống của xã hội và phát triển công nghiệp.
3. Vai trò của khoa học, công nghệ trong đời sống
Bên cạnh khái niệm khoa học là gì, bài viết sẽ trình bày vai trò to lớn của khoa học, công nghệ trong đời sống hằng ngày.
Theo đó, khoa học và công nghệ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người hiện nay. Bởi lẽ, nó giúp con người xây dựng một thế giới với nhiều bước phát triển nhảy vọt. Những vai trò có thể kể đến của khoa học và công nghệ trong hai lĩnh vực là:
Về kinh tế
-
Khoa học và công nghệ giúp tăng năng suất lao động: Dựa vào khoa học và công nghệ, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp sẽ có những cải tiến, tối ưu hóa giúp tăng năng góp phần làm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian làm việc và giảm bớt các công việc vất vả, nguy hiểm.
-
Tạo ra những sản phẩm mới, nguyên liệu mới thay thế: Việc này giúp cho kinh tế tăng trưởng vì khi có những sản phẩm, nguyên liệu mới thay thế được những nguồn được nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí phải bỏ ra sẽ giảm, tạo thêm nhiều cơ hội cho những khía cạnh khác trong kinh tế.
-
Tăng sức cạnh tranh hàng hóa: Khi các doanh nghiệp nắm bắt được việc áp dụng khoa học và công nghệ vào trong dây chuyền sản xuất, họ sẽ có thể tạo ra những vật liệu mới, giảm chi phí, cải tiến thêm cho sản phẩm sao cho đẹp nhất, chất lượng nhất để đưa đến tay người tiêu dùng và cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
- Nghiên cứu về các lý luận thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho việc đưa ra các chính sách, đường lối góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển bền vững.
Về giáo dục
-
Khoa học và công nghệ được áp dụng trong việc giảng dạy và việc ghi chép các kiến thức cần thiết: Công nghệ điện toán đám mây đã được ứng dụng rất rộng rãi hiện nay, điển hình là Google Documents, các nội dung, tài liệu không còn bị mất hay thất lạc, các dự án, lịch học, bài tập đều có thể dễ dàng chia sẻ nhanh chóng và đơn giản qua vài thao tác thông qua việc lưu trữ trên đám mây.
-
Nâng cao trải nghiệm học tập qua các thiết bị điện tử, chương trình thực tế ảo: Học sinh, sinh viên hiện nay đều đang được tiếp cận phương pháp giảng dạy kết hợp các thiết bị điện tử như: tv, điện thoại, thực tế ảo VR,... để nâng cao sự trải nghiệm, hiểu biết và tăng hứng thú.
-
Dễ dàng thu thập, tiếp cận các nguồn kiến thức, phong phú và đa dạng: Nhờ có khoa học và công nghệ, các tri thức từ nhiều nguồn trên thế giới đều có thể được tìm kiếm một cách dễ dàng và nhanh chóng chỉ qua một cú click chuột.
4. Chính sách của nhà nước về việc phát triển khoa học, công nghệ
Căn cứ vào Điều 6 trong Luật Khoa học và công nghệ 2013, nhà nước chủ trương thực hiện các chính sách sau nhằm đảm bảo việc phát triển khoa học và công nghệ luôn là quốc sách hàng đầu là:
-
Ưu tiên tập trung hết mọi nguồn lực quốc gia vào việc phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ các cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm góp phần phát huy được vai trò then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
-
Đảm bảo phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; Luôn gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh nhằm tạo tiền đề hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
-
Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu trong khoa học và các công nghệ tiên tiến, hiện đại; nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
-
Tập trung đầu tư vào các công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng và ưu tiên vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, trọng điểm quốc gia; áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt góp phần phát triển, đào tạo, thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả những nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
-
Tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ.
-
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp rót đầu tư cho các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ.
-
Khuyến khích, tạo điều kiện hết mực để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thể tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và các hoạt động khoa học và công nghệ.
-
Chủ động và tích cực trong việc hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị thế của quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới.
5. Kết luận
Trên đây là khoa học là gì? Và các chính sách phát triển khoa học, công nghệ của nhà nước hiện nay. Hy vọng bài viết có thể đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích về khoa học và những chính sách của nhà nước dành cho việc thúc đẩy và phát triển khoa học và công nghệ.