Hệ thống nhớ là bộ phận quan trọng thực hiện chức năng ghi nhớ, lưu trữ dữ liệu trong máy tính nhưng không ít người lại hiểu sai về chúng. Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm những gì? Chức năng của từng bộ phận ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN để biết thêm thông tin chi tiết!
Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm những gì?
Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm 2 hệ thống chính là: bộ nhớ chính chính và bộ nhớ phụ hay còn được gọi bằng cái tên khác như bộ nhớ hệ thống và bộ nhớ thứ cấp.
Bộ nhớ chính
Bộ nhớ chính trong hệ thống nhớ của máy tính bao gồm 2 thành phần chính là ROM và RAM (ngoài ra còn có bộ nhớ đệm), chúng được đặt gần CPU trên Mainboard. Nhiệm vụ của chúng là lưu trữ dữ liệu ngay lập tức mà không cần được gửi.
RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, nó có thể lấy bất cữ dữ liệu ngẫu nhiên mà CPU cần. Nó sở hữu sức mạnh truy cập nhanh như bất kỳ bit nào khác. Tốc độ đọc, ghi nhanh nhưng dữ liệu trong RAM cũng rất dễ “bốc hơi”. Chỉ cần nguồn điện cung cấp cho máy bị mất, dữ liệu bên trong RAM máy tính cũng mất.
Về mặt giá thành: Chi phí cho mỗi Gigabyte của RAM khá cao do sở hữu ưu điểm tốc độ truy cập dữ liệu nhanh chóng.
Hiện nay có 2 loại RAM: DRAM và SRAM, trong đó:
→ DRAM: loại RAM phổ biến trong các máy tính. Các máy tính để bàn hiện nay đang sử dụng RAM có tốc độ dữ liệu kép DDR với một số phiên bản như: DDR2, DDR3, DDR4.
→ SRAM: loại RAM này nhanh hơn DRAM, giá thành cũng cao hơn. Trong mỗi ô, có 6 bóng bán dẫn. SRAM thương được sử dụng làm bộ nhớ đệm (bộ nhớ Cache) dữ liệu trong CPU hoặc RAM trong hệ thống máy chủ cao cấp.
RAM máy tính Predator DDR4
ROM (Bộ nhớ chỉ đọc)
Khác với RAM, ROM là bộ nhớ chỉ đọc, không thể ghi dữ liệu vào. Nó thường được gắn sẵn tại vị trí gần CPU trên Mainboard. Dữ liệu trong ROM sẽ vẫn tồn tại mãi ngay cả khi ngắt nguồn điện. ROM thường chứa “mã bootstrap”, bộ hướng dẫn cơ bản mà máy tính cần thực hiện để nhận biết hệ điều hành được lưu trữ trong bộ nhớ thứ cấp và tải các phần của hệ điều hành.
ROM sẽ hoạt động trong quá trình máy tính khởi động. PROM, EPROM, EEPROM là 3 loại ROM phổ biến nhất hiện nay:
→ PROM: được sản xuất ở trạng thái trống sau đó được lập trình sau một lập trình viên hoặc ổ ghi.
→ EPROM: bộ nhớ này cho phép có thể lập trình xóa được.
→ EEPROM: có thể xóa dữ liệu bằng điện và ghi vào hệ thống máy tính được cài đặt.
Bộ nhớ phụ
Một số dạng của bộ nhớ phụ trong hệ thống nhớ của máy tính gồm: đĩa cứng, ổ cứng thể rắn, được kết nối trực tiếp với hệ thống máy tính hoặc qua mạng. Nói đơn giản hơn, chúng là thiết bị lưu trữ riêng biệt.
Bộ nhớ thứ cấp cũng bao gồm: mảng lưu trữ được kết nối qua mạng vùng lưu trữ (SAN), các thiết bị lưu trữ có thể kết nối qua mạng thông thường (NAS).
Trong quá trình máy tính hoạt động, dữ liệu không còn cần thiết, nó được chuyển sang bộ nhớ thứ cấp. RAM được giải phóng, có không gian cho những đoạn dữ liệu sắp được sử dụng tiếp theo. → Bộ nhớ phụ có chức năng hỗ trợ cho bộ nhớ chính.
Đĩa CD
Ổ cứng
Ngoài việc phụ trách công việc lưu trữ dữ liệu, chúng còn liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng khi sử dụng máy tính như: tốc độ khởi động máy, tốc độ chép xuất dữ liệu…
Đâu là bộ phận bạn cần chú trọng đầu tư nâng cấp nhất?
RAM và bộ nhớ phụ là 2 bộ phận trong hệ thống nhớ được chú trọng đầu tư nhiều, nhất là với những ai cần thức hiện những tác vụ nặng như: chơi game, dựng video, làm đồ họa…
Đối với thanh RAM máy tính
Với những ai thường xuyên sử dụng các trình duyệt như Chrome, Coccoc, Firefox… đặc biệt những ai thường xuyên truy cập những trang web có nhiều video, hình ảnh thì nên đầu chú trọng đầu tư RAM dung lượng lớn.
Bạn có biết:
- Một bảng tính Excel kích thước lớn có thể chiến 1GB RAM
- Thực hiện phần mềm Photoshop cho một dự án đồ họa lớn “ngốn đến” >1GB RAM
- Game online khủng có thể chiếm vài GB
⇒ Nhu cầu sử dụng càng lớn, bạn càng phải đầu tư thanh RAM chất lượng với dung lượng lớn.
Ổ cứng máy tính
Ổ cứng SSD, HDD là thiết bị được sử dụng phổ biến hơn cả trong việc lưu trữ dữ liệu:
- Với những máy văn phòng, máy tính chứa các phần mềm của hệ điều hành, Microsoft Office, lưu trữ hình ảnh, dung lượng 128GB của ổ cứng là đủ!
- Với máy tính cần sử dụng phần mềm nặng như Adobe, Autodesk… dung lượng ổ cứng cần ít nhất 512GB.
Trên đây là bài viết tổng hợp lại những thông tin cơ bản nhất về bộ nhớ của máy tính. Hy vọng bạn có thể tìm được đáp án cho câu hỏi: “Hệ thống nhớ của máy tính bao gồm những gì?”. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của SPEEDCOM!
Để biết thêm thông tin về các loại RAM, ổ cứng máy tính, vui lòng liên hệ đế số hotline 0925 63 9999 hoặc Fanpage SPEED COMPUTER.
>> Bộ nhớ ngoài của máy tính gồm gì? Phân biệt HDD và SSD