Nhật Bản thuộc múi giờ thứ mấy? Múi giờ Nhật Bản có sự chênh lệch với Việt Nam không? Chênh lệch như thế nào? và Làm sao để thích nghi?…là một trong số rất nhiều câu hỏi của các bạn thực tập sinh chuẩn bị đến với “đất nước mặt trời mọc”. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này,hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Sự chênh lệch múi giờ Nhật Bản so với Việt Nam như thế nào?
Nhật Bản thuộc múi giờ thứ mấy?
Bề mặt trái đất được chia thành 24 đường kinh tuyến, tương ứng với 24 múi giờ khác nhau. Những thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau. Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế. Múi giờ 0 xác định tại Greenwich phát từ Vương quốc Anh.
Múi giờ của Nhật Bản được gọi là Nihon Hyojunji hoặc Chuo Hyonjunji trong tiếng Nhật. Tên của nó là Giờ chuẩn Nhật Bản (JST - Japanese Standard Time trong tiếng Anh).
Múi giờ này còn được gọi là UTC +9 và GMT +9. UTC có nghĩa giờ phối hợp quốc tế - Coordinated Universal Time. Thời gian GMT là viết tắt của từ Greenwitch Mean Time, nghĩa là giờ chuẩn dựa theo Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich (Anh).
Theo đó, “+9” được hiển thị trong tên múi giờ Nhật Bản hiện tại, điều này có nghĩa là Nhật Bản nhanh hơn múi giờ tiêu chuẩn thế giới đến 9 giờ.
>>> Nước nào có cùng múi giờ với Nhật Bản?
Các nước có cùng múi giờ với Nhật Bản
- Hàn Quốc
- Triều Tiên
- Indonesia có 3 tỉnh nằm trong múi giờ UTC +9 Tỉnh Maluku: Tỉnh Papua,Tỉnh Papua Barat
- Nga có 3 tỉnh cùng múi giờ với Nhật Bản: Tỉnh Amua,Tỉnh Zabaykalsky,Tỉnh Irkutsk
- Đông Timor
- Phía Tây Cộng Hòa Sakha
Giờ chuẩn Nhật Bản so với Việt Nam chênh lệch mấy giờ?
Như đã trình bày ở trên, giờ chuẩn Nhật Bản hay còn gọi là JST (Japan Standard Time) là múi giờ tiêu chuẩn của Nhật và nhanh hơn giờ GMT 9 tiếng. Múi giờ của thủ đô Hà Nội Việt Nam là +7, múi giờ của thủ đô Tokyo Nhật Bản là +9. Vậy chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Nhật Bản là 2 tiếng, do đó giờ Nhật Bản sẽ nhanh hơn Việt Nam 2 tiếng.
Nhật Bản bây giờ là mấy giờ? Tính giờ chuẩn Nhật Bản như thế nào?
Để tính thời gian tại Nhật Bản hiện nay là mấy giờ, bạn có thể tính theo cách sau:
- Nếu bạn ở Việt Nam: Xem giờ Việt Nam hiện tại và cộng thêm 2 giờ nữa
- Nếu bạn ở nước khác: Xem chênh lệch giữa múi giờ Nhật Bản với nước đó và cộng lượng chênh lệch đó vào thời điểm giờ hiện tại.
Ví dụ:
- Ở Nhật là 0h sáng thì ở Việt Nam là 10 giờ tối (bắt đầu ngày mới)
- Ở Nhật là 8h sáng thì ở Việt Nam là 6h sáng (giờ bắt đầu làm việc)
- Ở Nhật là 12h thì ở Việt Nam là 10h sáng (giờ nghỉ trưa)
- Ở Nhật là 5h chiều thì ở Việt Nam là 3h chiều (giờ tan ca)
- Ở Nhật là 7h tối thì ở Việt Nam là 5h chiều (giờ ăn tối)
- Ở Nhật là 11h đêm thì ở Việt Nam là 9h tối (giờ đi ngủ)
Ảnh hưởng của chênh lệch múi giờ Nhật Bản và cách thích nghi
Chênh lệch múi giờ và ảnh hưởng đến thực tập sinh
Những năm gần đây, số lượng thực tập sinh Nhật Bản ngày càng tăng cao. Đây là kết quả của xu hướng XKLĐ và chính sách “gợi mở” của Chính phủ Nhật. Khi sang sinh sống và làm việc tại Nhật, ít nhiều thực tập sinh sẽ bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch múi giờ. Vậy thực tế ảnh hưởng này như thế nào?
>>> Ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học
Việc thay đổi múi giờ một cách đột ngột khiến đồng hồ sinh học của cơ thể chưa kịp thay đổi để thích nghi. Điều này khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến một số biểu hiện như mệt mỏi, mất ngủ, thân nhiệt thay đổi hay rối loạn tiêu hóa…
Nếu ở Việt Nam, bạn đi ngủ lúc 23h và thức dậy lúc 7h sáng. Tuy nhiên khi sang Nhật Bản theo thói quen sinh học bình thường thì bạn sẽ đi ngủ lúc 1h sáng và tận 9h sáng hôm sau mới thức giấc. Như vậy, bạn sẽ lỡ nhiều kế hoạch như làm việc và học tập. Chính vì thế, bạn cần phải thay đổi đồng hồ sinh học trước khi sang Nhật Bản để không bị “sốc” khi chênh lệch múi giờ.
>>> Bất lợi khi sống và học tập
Sự chênh lệch múi giờ cũng gây nhiều bất lợi cho thực tập sinh trong quá trình sống và làm việc tại Nhật Bản. Từ việc thức dậy vào buổi sáng, vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi ngủ,… đều sớm hơn 2 tiếng so với ở Việt Nam.
Đây cũng chính là lý do thời gian đầu khi sang Nhật Bản, hầu hết các bạn đều bị “sốc” múi giờ do chưa kịp thích nghi ngay với giờ chuẩn tại Nhật. Bên cạnh đó là việc khí hậu thay đổi có thể dẫn đến ốm và sụt cân. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của thực tập sinh.
Cách thích nghi với sự chênh lệch múi giờ của Nhật?
Để hạn chế ảnh hưởng của sự chênh lệch múi giờ Nhật Bản và Việt Nam, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
>>> Hãy lên kế hoạch
Trước chuyến đi, hãy tìm hiểu về múi giờ Nhật Bản cũng như sự chênh lệch múi giờ của Nhật với Việt Nam. Theo đó, bạn hãy xem cần bao nhiêu thời gian để thay đổi giấc ngủ cũng như thời gian để có thể “đồng bộ” và thích nghi.
>>> Đối diện ánh sáng mặt trời
Có thể thấy yếu tố quan trọng nhất để đặt lại đồng hồ cơ thể là ánh sáng. Bạn có thể thức dậy trước từ 15-30 phút để đi dạo, ăn sáng bên ngoài hay hỉ ngồi dưới ánh sáng mặt trời và đọc sachs. Giữ thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn cũng là cách giúp bạn thích nghi với ánh sáng mặt trời.
>>> Làm chệch hướng buồn ngủ
Để đối phó với cơn buồn ngủ ban ngày từ việc thay đổi của múi giờ Nhật Bản, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau. Có thể là một tách trà hoặc cà phê, hay ngủ trưa điều độ, cố gắng không ngủ quá 20 phút…
Lời kết
Trên đây là thông tin chi tiết về múi giờ Nhật Bản và cách giúp các bạn thực tập sinh thích nghi với sự chênh lệch múi giờ. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.
THANH GIANG CONINCON GROUP
- Trụ sở: Số 30/46, Hưng Thịnh, X2A, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 091.858.2233
- Email: contact@thanhgiang.org