Đơn vị cường độ dòng điện là đại diện cho đại lượng vật lý cường độ dòng điện mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Bài viết sau của Vimi sẽ cho các bạn những thông tin hữu ích về cường độ dòng điện, đơn vị cường độ dòng điện, cách phân loại, đo lường và ứng dụng của nó trong cuộc sống.
1. Cường độ dòng điện là gì?
Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện là đại lượng vật lý biểu thị năng lượng của dòng điện.
Nếu dòng điện có điện từ càng lớn thì tức là cường độ dòng điện cũng càng lớn. Ngược lại nếu dòng điện càng nhỏ thì cường độ của nó cũng nhỏ.
Có thể thấy được mối liên hệ mật thiết theo chiều tỷ lệ thuận giữa 2 đối tượng này.
2. Đơn vị cường độ dòng điện
Đơn vị cường độ dòng điện là gì?
Để nhận biết một đại lượng thì ta phải nắm được đơn vị đo của nó. Đơn vị cường độ dòng điện được quy ước là Ampe, kí hiệu là A. 1 Ampe bằng 6,24150948.
Đơn vị cường độ dòng điện lấy theo tên của nhà vật lý học và toán học người Pháp rất nổi tiếng là André Marie Ampère.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng mA (miliAmpe) với 1mA = 0,001A.
3. Phân loại cường độ dòng điện
Có 2 loại cường độ một chiều, tượng trưng cho đặc tính khác nhau của dòng điện, tuy nhiên chúng đều sẽ có cùng một đơn vị cường độ dòng điện.
3.1. Cường độ dòng điện 1 chiều - điện dân dụng
Một số thiết bị mà chúng ta thường sử dụng như pin, ắc quy hay điện năng lượng mặt trời là các nguồn điện tạo ra cường độ dòng điện 1 chiều hay còn gọi là điện dân dụng, kí hiệu DC.
Dòng điện 1 chiều di chuyển cùng chiều với các hạt điện tích ở một môi trường dẫn điện. Loại cường độ dòng điện này có thể tăng giảm tùy thuộc vào người sử dụng nhưng tuyệt đối không thể đảo chiều lại.
Để thuận tiện cho tính toán và ứng dụng, người ta quy ước chiều dòng điện 1 chiều là từ dương (+) tới âm (-).
3.2. Cường độ dòng điện xoay chiều
Tuy có cùng đơn vị cường độ dòng điện với dòng điện 1 chiều nhưng dòng điện xoay chiều lại có khả năng thay đổi chiều theo các chu kì với một thời gian cụ thể.
Dòng điện xoay chiều kí hiệu là AC, được ứng dụng chủ yếu vào hệ thống lưới điện của quốc gia. Thay vì lấy nguồn năng lượng từ các thiết bị dân dụng như dòng điện 1 chiều, dòng điện xoay chiều lấy nguồn từ các máy phát điện đổi chiều ở những nhà máy phát điện.
4. Cách tính cường độ dòng điện chuẩn
Tính cường độ dòng điện và Đơn vị cường độ dòng điện
4.1. Cường độ dòng điện của dòng điện bất biến
I = q/t (A) - Với q là điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong thời gian t.
4.2. Tính theo định luật Ôm
I = U/R. Với:
- I là cường độ dòng điện (A)
- U là hiệu điện thế (V)
- R là điện trở (Ω)
4.3. Tính cường độ dòng điện tại mạch điện theo định luật Ôm
- Đoạn mạch nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In
- Đoạn mạch song song: I = I1 + I2 + … + In
4.4. Cường độ dòng điện hiệu dụng
I = I0/√2 - Trong đó I0 là cường độ dòng điện cực đại
5. Dụng cụ đo cường độ dòng điện
Đơn vị cường độ dòng điện, dụng cụ đo cường độ dòng điện?
Người ta đo cường độ dòng điện bằng 1 thiết bị vật lý chuyên dụng là Apme kế hay còn là đồng hồ Ampe. Mỗi loại Ampe sẽ được sử dụng để đo một loại dòng điện riêng như Ampe kế đo dòng điện 1 chiều, đồng hồ Ampe đo dòng điện xoay chiều hay Ampe kế đo điện trở,…
Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số dụng cụ phổ biến nhất bao gồm:
5.1. Ampe kìm
Ampe kìm là công cụ đo cường độ dòng điện cầm tay, ứng dụng vào đo lường trực tiếp dòng điện chạy qua dây dẫn. Đây được coi là dụng cụ đo điện nhanh chóng và chính xác.
Ampe kìm được sử dụng để đo dòng điện, tần số, điện trở. Một số khác được thiết kế để đo nhiệt độ, thông mạch điện hay tính dẫn điện.
5.2. Đồng hồ vạn năng
Một cái tên khác của đồng hồ vạn năng là vạn năng kế. Theo như cái tên, dụng cụ đo lường này có rất nhiều công dụng như đo điện áp, đo cường độ dòng điện và đo điện trở.
Người ta còn thiết đặt một số tính năng khác trong các đồng hồ vạn năng cao cấp như đo tần số, tụ điện, kiểm tra diode,…
5.3. Máy đo đa năng
Tương tự như vạn năng kế, máy đo đa năng có thể sử dụng để đo điện áp, điện trở, cường độ dòng điện, công suất thậm chí là đo được cả nhiệt độ, áp suất,…
Ngoài ra, máy đo đa năng cũng có chức năng kiểm tra kết nối mạch điện, cho thấy một thiết bị tiện dụng và hiệu quả cao.
6. Ứng dụng thực tế của cường độ dòng điện
Chúng ta đã biết được khái niệm, đơn vị cường độ dòng điện cùng một số công thức tính toán và cách đo lường đại lượng vật lý này. Vậy thì trong thực tế, ứng dụng của cường độ dòng điện là gì?
Trước hết phải nói tới khả năng kiểm soát nguồn điện thông qua đo cường độ dòng điện. Các nhà thợ điện, sửa chữa đồ điện thường đo cường độ dòng điện để xem thiết bị đó có đang chạy tốt hay gặp vấn đề gì trong mạch điện không, từ đó sẽ bảo vệ được đồ dùng điện gia dụng, giúp cho thiết bị đó được bền lâu hơn.
Như đã nhắc tới, việc phân loại cường độ dòng điện cũng đóng vai trò quan trọng trong phục vụ đời sống của chúng ta. Để có thể sử dụng đúng nguồn điện, phù hợp với các nhu cầu trong cuộc sống cũng như sản xuất, người ta sẽ phân loại nguồn điện dựa trên việc đo lường và tính toán.
Chẳng hạn như nếu cường độ dòng điện thấp thì sẽ sử dụng để sinh hoạt hàng ngày như điện dân dụng, cũng có thể sử dụng trong máy rung tim của y tế,…
Ở môi trường công nghiệp, máy móc hoạt động cần có nguồn điện lớn thậm chí cực lớn thì người ta phải điều chỉnh và sử dụng sang dòng điện có cường độ lớn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng điện có cường độ cao rất nguy hiểm đối với thiết bị và người nếu không được áp dụng đúng cách. Cần lưu ý để tránh gây tổn hại.
Qua những thông tin Vimi đã cung cấp ở bài viết trên về khái niệm, đơn vị cường độ dòng điện và những ứng dụng của đại lượng vật lý này, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để sử dụng điện năng hiệu quả và an toàn.