Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi các giây phút căng thẳng, stress. Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta nhất định nên biết vài cách giúp bạn giảm stress hiệu quả. Nếu quan tâm đến cách thư giãn đầu óc, tránh xa stress, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!
Mối nguy hiểm của stress trong cuộc sống
Stress là trạng thái tinh thần lo lắng, căng thẳng của con người khi gặp các tình huống khó khăn, thử thách và các mối đe dọa trong cuộc sống. Bất cứ ai trong chúng ta cũng trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Cách mà chúng ta đối phó với chúng cũng có thể tác động đến sức khỏe tổng thể một cách tiêu cực hoặc tích cực. Có thể coi stress là một loại bệnh và nó cũng dẫn đến các loại bệnh khác, có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau. Cụ thể là:
Ảnh hưởng của stress đến khả năng nhận thức
Stress có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của con người. Hồi hải mã là một cấu trúc quan trọng của não bộ, giúp hình thành trí nhớ. Nhưng stress lại khiến cơ thể giải phóng ra các hormone cản trở quá trình tạo ký ức của hồi hải mã. Vì thế, người bị stress gặp khó khăn khi ghi nhớ các sự kiện, sự việc và mọi thứ khác. Sự căng thẳng cũng khiến chúng ta giảm khả năng tập trung, khả năng phán đoán.
Ảnh hưởng đến cảm xúc
Stress đi liền với sự căng thẳng về tâm lý, khiến chúng ta có thể có cảm giác lo lắng, buồn bã mãnh liệt. Đây cũng là nguyên nhân của những suy nghĩ tiêu cực, quan điểm lệch lạc.
Người bị stress cũng dễ bị rối loạn lo âu, dễ kích động và dễ bị trầm cảm ơn. Họ có thể phải trải qua sự thay đổi tâm trạng đột ngột và thất thường. Có thể quan sát thấy những người bị stress có đặc điểm chung là hay khó chịu, cáu gắt, phản ứng thái quá. Cũng có người cảm thấy cô đơn, lạc lõng, thấy mình bị cô lập.
Ảnh hưởng đến thể chất
Các cách thư giãn đầu óc thực sự quan trọng với người bị stress. Khi bạn căng thẳng, cơ bắp có xu hướng căng lên và không được thư giãn. Điều này dẫn đến đau nửa đầu, đau lưng, đau cổ vai gáy, đau sau đầu, đau nhức cơ thể… Stress làm suy yếu hệ miễn dịch nên không chỉ làm nặng thêm các bệnh sẵn có mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sự tăng vọt các hormone căng thẳng gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn, nôn ói, đau bụng. Khi căng thẳng, nhịp tim cũng sẽ nhanh hơn làm gia tăng máu giàu oxy trong cơ thể. Nếu bạn đang bị khí phế thũng hay hen suyễn, tình trạng khó thở có thể gia tăng.
Hormone gây căng thẳng sẽ khiến mạch máu bị co lại, tăng nhịp tim nên đồng thời làm tăng huyết áp dẫn đến tăng nguy cơ đau tim hay đột quỵ. Ngoài ra, sự mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ làm giảm ham muốn ở cả nam và nữ giới khi bị stress.
Ảnh hưởng của stress đối với hành vi
Stress cũng dẫn đến nhiều thay đổi về hành vi của con người. Người bị stress có cảm giác thèm ăn do mức epinephrine trong cơ thể tăng cao. Ăn uống vô độ có thể khiến họ dễ bị thừa cân béo phì. Căng thẳng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi mất ngủ, cơ thể lại càng gia tăng hormone gây căng thẳng là cortisol.
Một trong số những hành vi phổ biến khác của người bị stress là chi tiêu mất kiểm soát, vung tay quá trán. Họ cũng có xu hướng trốn tránh, lơ là trách nhiệm hay nhiệm vụ. Những người căng thẳng thường xuyên cũng rất dễ nghiện rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
Các cách thư giãn đầu óc hiệu quả
Các cách thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng thực sự cần thiết với những người bị stress. Dưới đây là một số cách bạn nên áp dụng ngay nếu một ngày nào đó bị rơi vào trạng thái căng thẳng:
- Massage là cách giúp cơ thể thư giãn và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Bạn có thể tự học cách massage đầu giảm stress, nhờ người thân hoặc sử dụng các dịch vụ massage chuyên nghiệp.
- Thư giãn cùng sở thích của mình cũng là cách để chúng ta cân bằng cảm xúc, làm dịu tâm trí và quên đi những áp lực gây căng thẳng. Sở thích đó có thể là chăm sóc thú cưng, nấu ăn, cắm hoa, trồng cây…
- Tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm, trong bồn massage sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, làm giãn cơ bắp, thư giãn tinh thần hiệu quả.
- Đi dạo ngoài trời, hòa mình vào thiên nhiên, thưởng thức âm nhạc, tận hưởng mùi hương của nến thơm, tinh dầu cũng là một bí kíp giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả.
- Nếu cảm thấy quá bức bối, mệt mỏi, bạn hãy tìm một người đủ tin cậy để tâm sự. Mọi hình thức giao tiếp từ nhắn tin, gọi điện, gặp mặt trực tiếp đều có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng dễ dàng hơn.
- Các loại trà thảo mộc có dược tính từ nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp giảm đau đầu, đau cơ, thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Khi stress, bạn hãy ngồi xuống và thưởng thức một tách trà ấm có hương vị yêu thích nhé!
Lưu ý khi áp dụng cách thư giãn đầu óc
Khi muốn áp dụng các cách thư giãn đầu óc, có một số vấn đề bạn cần lưu ý như:
Trước khi áp dụng cách giảm stress, thư giãn đầu óc, bạn cần xác định được nguyên nhân gây căng thẳng là gì. Chỉ khi xác định được nguyên nhân, bạn mới có thể giải quyết tình trạng này một cách triệt để.
Stress trong cuộc sống có thể đến từ những áp lực công việc, có thể đến từ mối quan hệ đồng nghiệp, biến cố trong đời, có thể đến từ quan hệ tình cảm hay gia đình, mạng xã hội... Những nguyên nhân này không khó xác định. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả là stress do sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm. Khi thấy stress xuất hiện cùng các triệu chứng sức khỏe khác, bạn cần đi khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời nếu có.
Mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa stress bằng cách tăng cường sức khỏe thần kinh. Một số bạn nên làm là tăng cường hoạt động thể chất, tham gia một bộ môn thể dục thể thao yêu thích, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi…
Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn cũng có thể tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, B9, B12), vitamin C, magie, kali, photpho… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại viên uống bổ sung giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.
Stress giống như một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể phòng ngừa stress tuyệt đối nhưng có thể chủ động áp dụng các cách thư giãn đầu óc và biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng để giảm tác động tiêu cực của stress lên sức khỏe.
Xem thêm:
- Kiểm tra mức độ stress là gì? Cách thực hiện như thế nào?
- Stress làm tăng cortisol và những điều cần biết