Dẫm phải đinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không biết cách xử lý đúng cách. Vậy nếu chẳng may dẫm phải đinh nên làm gì, kiêng gì,… Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp tần tật tật những vướng mắc trên.
Dẫm phải đinh nên làm gì ?
Dẫm phải đinh găm sâu vào chân bạn
Đừng bao giờ tìm cách rút đinh ra nếu nó đã găm sâu vào bàn chân mà hãy thực hiện cách sơ cứu sau đây:
- Bước 1: Dùng một miếng gạc hoàn toàn vô trùng bọc xung quanh vật nhọn.
- Bước 2: Đặt các tấm lót chèn xung quanh vật nhọn để nó cố định.
- Bước 3: Băng ép để cố định các tấm lót.
- Bước 4: Sau đó nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, để lấy đinh ra khỏi chân.
Dẫm đinh chưa găm sâu vào chân bạn
Trong trường hợp đinh đâm nông và không còn găm vào chân, bạn cần thực hiện cách sơ cứu sau:
- Bước 1: Sau khi giẫm vào đinh, bạn cần vệ sinh vết thương ngay bằng cách ngâm vết thương vào nước ấm và xà phòng trong 15 phút. Dùng khăn mềm rửa vết thương để loại bỏ bụi bẩn. Khi vết thương chảy máu tức là đã loại bỏ vi trùng.
- Bước 2: Sử dụng kéo sạch đã được vệ sinh với cồn, để loại bỏ các lớp da bị bong tróc che phủ vết thương. Bởi, chúng ảnh hưởng đến quá trình thoát nước, khiến vết thương bị nhiễm trùng, lâu khỏi.
- Bước 3: Thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng cá nhân để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, rửa lại vết thương và bôi thuốc mỡ kháng sinh mỗi ngày 2 lần.
- Bước 4: Uống thuốc giảm đau: acetaminophen hoặc ibuprofen.
Sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu trên, các bạn cần đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng uốn ván ngay. Đây là cách phòng bệnh uốn ván tốt nhất cho người dẫm phải đinh.
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc vết thương ở chân, để rút ngắn thời gian phục hồi, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước.
- Không dùng tay để chạm vào vết thương hoặc dùng tay để bóc vảy.
- Không tự ý sử dụng các vị thuốc dân gian thoa lên vết thương.
- Chỉ thoa thuốc ngoài da khi vết thương đã bắt đầu kéo da non và có dấu hiệu hồi phục.
- Đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay khi vết thương xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
- Vệ sinh sạch sẽ vết thương mỗi ngày bằng dung dịch sát khuẩn.
- Băng bó cẩn thận vết thương khi đi ra ngoài, hạn chế cho vết thương tiếp xúc với bụi bẩn.
- Nên thao băng để vết thương được thông thoáng khi đi ngủ vào buổi tối.
- Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ khi chăm sóc vết thương tại nhà.
Dẫm phải đinh cần kiêng ăn gì ?
Để hạn chế thấp nhất các biến chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục, các bạn nên hạn chế những thực phẩm sau đây:
- Rau muống: Rau muống là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của các gia đình. Tuy nhiên, đối với những người có vết thương hở nói chung cũng như những người đạp phải đinh thì tốt nhất cần hạn chế ăn rau muống. Bởi, rau muống có thể gây hình thành những mô sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Thịt gà và nếp: Sử dụng thịt gà và nếp sẽ tạo cảm giác ngứa ngáy, gây khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt, sau khi kết thúc quá trình điều trị, còn có nguy cơ để lại sẹo lồi.
- Hải sản: Dù được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng đối với người dẫm phải đinh thì hải sản có thể gây dị ứng, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu.
- Thịt bò: Thịt bò làm tăng nguy cơ hình thành các vết sẹo và thâm vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, để vết thương nhanh chóng được hồi phục, các bạn cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý, đặc biệt nên bổ sung thêm các chất sau:
- Thực phẩm giàu chất khoáng, kẽm.
- Thực phẩm giúp tái tạo, sản sinh máu.
- Thực phẩm chứa nhiều Protein; vitamin B, C, K.
Dẫm phải đinh có nguy hiểm không ?
Dẫm phải đinh có nguy cơ rất cao mắc bệnh uốn ván nếu bạn chưa được chích ngừa vacxin phòng bệnh uốn ván trước đó (tiêm nhắc lại trong vòng 5-10 năm) hay tiêm phòng trong vòng 24h kể từ thời điểm bị thương. Căn bệnh này khá quen thuộc, chúng ta thường biết đến với tên gọi khác là phong đòn gánh. Tác nhân chính khiến bệnh hình thành và phát triển đó là một loại vi khuẩn có tên quốc tế là Clostridium tetani.
Vi khuẩn uốn ván có mặt khắp mọi nơi, xâm nhập cơ thể qua vết thương hở, thậm chí cả những vết thương rất nhỏ như vết đạp gai, đạp đinh, trầy xước, giẫm phải dằm… Ngoài ra, bệnh có thể phát triển khi bạn mắc bệnh lý nội khoa như sâu răng, bị loét da, viêm tai giữa, tai bị chảy mủ,… Thậm chí, các chị em phụ nữ nếu nạo phá thai tại các cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ, xuất hiện các cơn co giật. Nghiêm trọng hơn cả đó là tình trạng co cơ hô hấp, có thể làm ngừng thở, dẫn đến tử vong.
Bên cạnh triệu chứng co thắt cơ, bệnh nhân uốn ván còn đối mặt với tình trạng sốt cao, đau nhức đầu, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Đôi lúc, người bệnh còn cảm thấy nóng rát khi đi tiểu tiện. Đây đều là những dấu hiệu đáng báo động, các bạn cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh các nguy cơ dẫm phải đinh
Tiêm phòng uốn ván
Như đã giới thiệu trên đây, để phòng tránh bệnh uốn ván khi dẫm phải đinh thì tiêm vắc xin phòng uốn ván là phương pháp đơn giản và hiệu quả hơn cả. Hiện một mũi tiêm uốn ván có giá khoảng 100.000 đồng và được tiêm rộng rãi tại nhiều địa chỉ nên rất dễ dàng cho mọi người dân.
Quy trình tiêm phòng uốn ván:
- Nếu chưa từng tiêm phòng uốn ván bao giờ thì sẽ chích 3 mũi cơ bản: mũi thứ 2 chích cách mũi thứ nhất một tháng, mũi thứ 3 chích cách mũi thứ hai 6-12 tháng. Phòng ngừa được 5 năm.
- Sau 5 năm, muốn tiếp tục có miễn dịch thì chích mũi thứ tư sẽ phòng ngừa được 10 năm, 10 năm sau chích mũi thứ năm sẽ phòng ngừa được 20 năm nữa.
Cất giữ đinh, vật sắc nhọn xa tầm tay của trẻ
Bên cạnh đó, với trẻ nhỏ các bạn cần cất giữ đinh nhọn cũng như các vật dụng dễ gây sát thương như dao, kéo cần ở những nơi xa tầm với của trẻ. Khi bé vui chơi, vận động ngoài trời, bạn cần đảm bảo bé luôn mang giày, dép.
Sử dụng giày bảo hộ lao động
Đối với người lớn, để hạn chế nguy cơ đạp phải đinh hoặc những vật sắc nhọn khác, bạn cần đảm phải trang phục và điều kiện lao động an toàn. Đặc biệt cần trang bị giày bảo hộ lao động chống đinh. Giày bảo hộ được trang bị lót chống đâm xuyên làm bằng thép hợp, đúc giữa 2 lớp đế PU.
Cao cấp hơn, tấm lót chống đinh được làm bằng vải chống đạn Kevlar. So với thép thì Kevlar nhẹ hơn, chịu lực đâm xuyên tốt hơn và an toàn điện. Nhờ đó, giúp người dùng tránh được nguy cơ đạp đinh trong quá trình lao động.
Xem chi tiết các sản phẩm giày bảo hộ lao động tại đây : https://namtrungsafety.com/giay-bao-ho.html
Như vậy, qua bài viết các bạn đã biết được khi dẫm phải định cần làm gì, kiêng ăn gì cũng như biết cách phòng tránh hiệu quả rồi đúng không. Nếu có nhu cầu sử dụng giày bảo hộ chống đinh bảo vệ đôi chân của mình thì đừng quên liên hệ Bảo hộ Nam Trung - Hệ thống phân phối giày bảo hộ hàng đầu tại Việt Nam, để được mua hàng chính hãng với mức giá cực kỳ ưu đãi.