Content là yếu tố cốt lõi của một chiến dịch marketing và content chất lượng hay không sẽ quyết định sự sống còn của dự án mà bạn hay công ty bạn đang theo đuổi. Content là lực đẩy đằng sau tất cả những chiến dịch marketing thành công, và nó ẩn chứa những cơ hội giúp bạn tiếp cận các khách hàng tiềm năng ở hiện tại và cả trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công việc liên quan đến sáng tạo content đều như nhau. Chúng ta có content writing, nhưng đồng thời cũng có khái niệm copywriting. Trong khi cả hai phạm trù riêng biệt này đều được sử dụng kết hợp trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, chúng có những đặc điểm khác biệt rõ rệt.
Content Wriring là gì?
Content Writing bao gồm các sản phẩm sáng tạo dạng chữ với mục đích giáo dục, cung cấp thông tin hoặc mang tính giải trí đối với người đọc. Chúng có thể sẽ thúc đẩy bán hàng và doanh thu công ty, nhưng đó không phải mục đích chính. Với content writing, bạn mong muốn người đọc sẽ tương tác và thu hút được sự quan tâm, chú ý của họ thông qua việc tạo ra các nội dung chất lượng cao và có giá trị.
Các dạng bài content writing mà bạn bắt gặp hàng ngày có thể kể đến như:
- Bài đăng blog
- E-books
- Bản tin miễn phí/trả phí thường kì
- Các bài đăng social
- Case studies
Copywriting là gì?
Mặt khác, Copywriting, bao gồm các văn bản sáng tạo dạng chữ được thiết kế nhằm thuyết phục người đọc và kêu gọi họ thực hiện các hoạt động để đi đến hành động mua cuối cùng. Nếu bạn đang bán một sản phẩm, bạn sẽ cần phải thuyết phục và khiến các khách hàng tiềm năng tin rằng sản phẩm đó là "đáng mua". Copywriting là nghệ thuật của sự dẫn dắt và kêu gọi các hành động liên quan tới quá trình mua của khách hàng.
Copywriting dịch theo nghĩa tiếng Việt là "viết quảng cáo". Dựa theo lời của phù thủy quảng cáo nước Mỹ, ông Joseph Sugarman thì:
Ví dụ về Copywriting như:
- PPC Landing Pages
- PPC ads
- Website Sales Copy
- Sale emails
- Social media ads
Về bản chất, Content Writing và Copywriting có nhiều khác biệt hơn nữa nếu đi sâu vào từng chi tiết:
Mục đích
Trước khi bắt đầu tạo lập nội dung cho bất kì chiến dịch marketing nào, bạn cũng đều cần phải xem xét mục đích của nội dung đó; nó hướng tới ai, nó sẽ cung cấp cho họ những gì và mục đích nó được tạo ra để làm gì. Thực chất, sự khác biệt về mục đích này là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "để làm gì?"
Vậy thì Content Writing, hay viết nội dung, để làm gì? Content Writing được tạo ra nhằm mục đích bày tỏ quan điểm, chia sẻ và lan tỏa thông tin tới người, hoặc để giáo dục họ, hoặc để phục vụ cho mục đích giải trí của người đọc. Trong khi đó, Copywriting được thiết lập với mục đích chính là thuyết phục người đọc mua sản phẩm và thúc đẩy họ thực hiện hành động mua.
Phần văn bản trong các mẫu quảng cáo mà bạn nhìn thấy, được gọi là copy. Và phần copy này xuất hiện thường xuyên trong các bài đăng quảng cáo sản phẩm, mô tả sản phẩm, các lá thư bán hàng,... Trên khắp các nền tảng như Bing, Google, Youtube, Instagram..., các doanh nghiệp kinh doanh sử dụng phần copy nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động để doanh nghiệp bán được sản phẩm hay dịch vụ của mình. Trong khi đó, Content Writing thường xuất hiện ở các organic website. Các website "chay" hay các website hoạt động phi thương mại được thiết kế ra nhằm cung cấp các nội dung miễn phí, nhằm giáo dục và thông tin tới người đọc. Vì vậy, nó cần tới Content Writing.
Độ dài
Vì tập trung vào việc giáo dục và cung cấp thông tin tới người đọc, các bài viết Content Writing thường dài hơn so với các bài viết Copywriting. Bạn có thể chỉ cần vài câu nói ngắn gọn để thuyết phục và kêu gọi khách hàng hành động; nhưng sẽ có nhiều thứ phải bàn luận hơn nếu muốn kết nối và chia sẻ thông tin tới họ.
Phụ thuộc vào chủ đề mà bạn viết, độ dài của một bài viết content sẽ dao động từ 500 tới 2500 từ, có thể dài hơn nữa. Nếu như một bài viết content quá ngắn, nó sẽ không truyền tải được thông điệp tới khách hàng và sẽ không chứng minh được giá trị của nội dung muốn truyền tải. Với một độ dài vừa đủ, nội dung sẽ đáng giá trị hơn với người đọc.
Yếu tố cảm xúc
Một điểm khác biệt khác giữa Content Writing và Copywriting là về các phản ứng cảm xúc của người đọc khi tiếp nhận nội dung. Dựa theo nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Gerald Zaltman tại Đại học Harvard, 9 trên 10 người tiêu dùng quyết định mua hàng theo tâm trạng. Ngược lại so với quan niệm thông thường, người tiêu dùng không hề lý trí như họ vẫn tưởng. Trong khi nhiều báo cáo đánh giá cho thấy người tiêu dùng thường xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng về giá cả, chất lượng của sản phẩm giữa các thương hiệu khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng, Zaltman đã chứng minh điều ngược lại. Ông phát hiện yếu tố cảm xúc, hay tâm trạng mới là nhân tố thực sự đứng sau hầu hết các quyết định mua của khách hàng.
Thuật ngữ FOMO (Fear Of Missing Out) là ví dụ điển hình trong trường hợp này. Nỗi sợ bị bỏ rơi thúc ép những người tiêu dùng quyết định mua một sản phẩm mà đôi khi còn không nắm rõ các lợi ích của sản phẩm. Với sự phát triển của các nền tảng social media, nhiều khách hàng đưa ra quyết định mua hàng một cách chóng vánh chỉ vì thấy bạn bè mình "khoe" chúng trên newsfeed.
FOMO chỉ là một trong hàng ngàn những hiệu ứng tâm lý được vận dụng và khai thác trong Copywriting. Nếu bạn tìm hiểu kĩ hơn, bạn sẽ nghe qua các thuật ngữ liên quan tới marketing như "hiệu ứng chim mồi", "hiệu ứng mỏ neo", "hiệu ứng hào quang"... mà bạn có thể áp dụng vào trong công việc nhằm dẫn dắt cảm xúc và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm của công ty.
Ngữ pháp
Tất cả những người viết đều cố gắng tránh tối đa những sai sót về chính tả vì nếu nội dung của bạn không chuẩn chỉnh về mặt ngữ pháp, nó khó mà thuyết phục và tạo dựng niềm tin ở khách hàng. Vì vậy, yếu tố ngữ pháp cực kì quan trọng trong Content Writing. Lỗi ngữ pháp có thể khiến người đọc khó chịu và tệ hơn, họ có thể dừng đọc phần còn lại của bài viết vì trải nghiệm không hài lòng.
Copywriting hiệu quả không yêu cầu ngữ pháp phải quá hoàn hảo. Ngược lại, các văn bản Copywriting thậm chí còn sử dụng các câu không hoàn chỉnh nhằm lôi kéo khách hàng thực hiện hành động. Hình dưới đây là một minh họa:
Tầm nhìn và lợi nhuận
Nhìn chung thì những Copywriter kiếm được nhiều hơn so với Content writer, nếu không muốn nói là gấp nhiều lần. Một bản chất quan trọng ảnh hưởng tới khía cạnh này là vì tầm nhìn của 2 công việc trên.
Copywriting, với mục đích thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, ở hiện tại, và nó thúc giục người tiêu dùng đưa ra quyết định mua ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt. Vì vậy, những lời kêu gọi CTA (Call-To-Action) được khai thác rất nhiều trong các nội dung của Copywriting; nó chú trọng vào việc tạo cho người dùng có cảm giác khẩn thiết, và dẫn dắt họ lần lượt đi tới quyết định mua hàng một cách nhanh chóng với trơn tru.
Trong khi đó, Content Writing thường mang tầm nhìn dài hạn, và vì tính chất phi thương mại nên lợi nhuận không hẳn là mục tiêu của nó. Vì mục đích xây dựng và kết nối với khách hàng thông qua truyền tải nội dung, Content Writing hướng đến việc bồi đắp và gây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng, tăng niềm tin thương hiệu và mức độ trung thành thương hiệu của người dùng.
Bài viết được tham khảo từ các nguồn:
- https://www.forbes.com/sites/forbesagencycouncil/2020/08/12/content-writing-vs-copywriting-in-digital-marketing-whats-the-difference/?sh=252c71c03cea
- https://my.copyblogger.com/
- https://www.inc.com/logan-chierotti/harvard-professor-says-95-of-purchasing-decisions-are-subconscious.html#:~:text=Emotion%20is%20what%20really%20drives,are%20incapable%20of%20making%20decisions.