Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về các bài test tâm lý mà thân chủ thường phải làm nhằm mục đích chẩn đoán các rối loạn.
Định Nghĩa Về Bài Test Tâm Lý (Psychological Test)
Bài kiểm tra tâm lý hay bài test tâm lý là một thước đo được tiêu chuẩn hóa về khuôn mẫu hành vi của một người, thước đo này được sử dụng để đo lường sự khác biệt giữa một cá nhân với mọi người.
Thước đo này đảm bảo sự khách quan và được tiêu chuẩn hóa về các đặc điểm tâm thần và/hoặc hành vi của một cá nhân. Bài test tâm lý đồng thời là một bước có tính hệ thống trong quá trình quan sát hành và mô tả các hành vi/những cách thể hiện của con người thông qua các thang điểm số hoặc hệ thống phân loại.
Các bài kiểm tra tâm lý thường được sử dụng bằng hình thức văn bản, hình ảnh hoặc lời nói để đánh giá chức năng nhận thức và cảm xúc của trẻ em và người lớn.
Tham khảo bài viết về nguồn gốc tâm lý học tại đây.
Mục Đích Sử Dụng
Bài test tâm lý được sử dụng nhằm:
1. Xác định điểm yếu và điểm mạnh của cá nhân
2. Hỗ trợ các kế hoạch học tập và phát triển
3. Gợi mở các quyết định thay thế
4. Theo dõi tiến trình thay đổi
5. Xác định các khuyết tật
6. Hỗ trợ công việc có tính chất hành chính và học thuật
7. Xác định khả năng nghề nghiệp
Đối với trẻ em, các bài kiểm tra tâm lý khả năng có thể được sử dụng như một công cụ trong việc xếp vào các lớp học phù hợp, đồng nghĩa với việc cần thực hiện để xác định các khuyết tật học tập hoặc chậm phát triển cũng như việc xác định năng khiếu, hoặc theo dõi và đánh giá sự phát triển trí tuệ.
Bài test cũng có thể được sử dụng với vị thành niên và thanh thiếu niên để hướng nghiệp (ví dụ như được ứng dụng trong tư vấn hướng nghiệp). Các bài kiểm tra được thực hiện với nhiều lý do, từ chẩn đoán bệnh lý tâm thần (ví dụ, rối loạn nhân cách, rối loạn trầm cảm) đến sàng lọc các ứng viên xin việc. Chúng còn có thể được sử dụng trong môi trường giáo dục để xác định điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân.
Tổng hợp lại, các bài test tâm lý thường được sử dụng phổ biến trong:
Lựa chọn hoặc sắp xếp
Chẩn đoán
Đánh giá trách nhiệm
Đánh giá sự tiến bộ và theo xu hướng
Khám phá bản thân
Một Bài Test Tâm Lý Tốt Sẽ Có Những Đặc Điểm Nào?
Tính Khách Quan (Objectivity)
Bài kiểm tra không được chủ quan không được chủ quan và cần đánh giá về khả năng, kỹ năng, kiến thức, đặc điểm hoặc tiềm năng được đo lường và đánh giá của cá nhân người tham gia kiểm tra.
Độ Tin Cậy (Reliability)
Độ tin cậy đề cập đến mức độ kết quả có tính nhất quán hoặc đáng tin cậy hay không. Khi bài kiểm tra được thực hiện trên cùng một mẫu nhiều hơn một lần với khoảng cách thời gian hợp lý, bài kiểm tra đáng tin cậy thường sẽ cho điểm số giống hoặc gần giống nhau. Nó có nghĩa là bài kiểm tra đáng tin cậy. Trên thực tế, có khá nhiều phương pháp để kiểm tra độ tin cậy của một bài kiểm tra.
Tính Hợp Lý (Validity)
Tính hợp lý đề cập đến mức độ mà kiểm tra, đo lường những gì nó dự định đo lường. Ví dụ, khi một bài kiểm tra thông minh được phát triển để đánh giá mức độ thông minh, nó cần đánh giá trí thông minh của người tham gia test chứ không phải các yếu tố khác.
Tính hợp lý giải thích cho chúng ta biết liệu bài kiểm tra có đáp ứng được mục tiêu của nó hay không và giống như độ tin cậy, có nhiều phương pháp để đánh giá tính hợp lệ của một bài kiểm tra.
Tiêu Chuẩn (Norms)
Tiêu chuẩn đề cập đến hiệu suất trung bình của một mẫu đại diện trong một bài kiểm tra nhất định.
Nó cung cấp một bức tranh về tiêu chuẩn trung bình của một mẫu cụ thể trong một khía cạnh cụ thể. Tiêu chuẩn là điểm số tiêu chuẩn, được nghiên cứu bởi người phát triển bài kiểm tra. Những người khác khi sử dụng bài test có thể so sánh điểm của họ với các tiêu chuẩn để biết mức độ mẫu của họ.
Tính Thực Tiễn (Practicability)
Bài kiểm tra phải phù hợp thực tế về thời gian hoàn thành, độ dài, số lượng mục/câu hỏi, cách tính điểm, v.v ... Bài kiểm tra không được quá dài và quá khó để trả lời cũng như cho điểm.
Tham Khảo: Vì sao dùng câu hỏi mở trong tâm lý học?
Phân Loại
Các bài kiểm tra tâm lý có thể được thiết kế để đo lường các yếu tố khác nhau của sự phát triển não bộ của con người. Dưới đây là phân loại các bài test tâm lý.
Các bài test trí thông minh
- Các bài kiểm tra này tất nhiên đo lường mức độ thông minh một cá nhân có. Nó cũng đánh giá khả năng của một người trong một môi trường không quen thuộc. Một số bài test nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi thuộc loại này là: Thang đo trí tuệ Stanford-Binet, thang đo trí thông minh Wechsler cho trẻ em, thang đo trí thông minh Wechsler cho người lớn,...
Các bài test tính cách
Những bài kiểm tra này đo lường loại và đặc điểm tính cách của từng cá nhân. Các bài test này được sử dụng cho các mục đích lâm sàng. Ví dụ về một số bài kiểm tra thái độ thường được biết đến như bài kiểm tra Rorschach hoặc Inkblot, bài kiểm tra sự tiếp nhận theo chủ đề (Thematic Apperception Test) và Minnesota Multiphasic Personality Inventory or MMPI.
Các bài test thái độ
Thái độ của cá nhân đối với môi trường, người khác hoặc địa điểm được đánh giá trong loại test này. Một số ví dụ phổ biến như thang Likert, thang Thurstone
Các bài test tâm lý - thần kinh
Các bài kiểm tra tâm lý thần kinh thường được tiến hành khi cá nhân đã trải qua sự kiện sang chấn hoặc chấn thương để kiểm tra hoạt động nhận thức phù hợp của não. Một số ví dụ điển hình như bài test khả năng duy trì hình ảnh Benton, kiểm tra phân loại thẻ Wisconsin và Halstead Reitan Neuropsychological Test Battery.
Tìm hiểu về Sang Chấn Tâm Lý.
Các bài test về thành tích
Bài kiểm tra về thành tích cũng là một loại test tâm lý nhưng nó đo lường khả năng hiểu một chủ đề cụ thể của bạn, ví dụ như toán học. Một số bài test về thành tích như bài test thành tích cá nhân của Peabody, bài kiểm tra Thành tích Cá nhân Wechsler.
Các bài test năng khiếu
Các bài kiểm tra năng khiếu đo lường tiềm năng thể hiện ở một người.
Ví dụ như, Armed Services Vocational Aptitude Battery hay Bloomberg Aptitude Test.
Đây là một số loại bài kiểm tra tâm lý khác nhau thường được sử dụng để đo lường khả năng tinh thần và khả năng nhận thức. Chúng có thể được sử dụng để đánh giá sàng lọc tại các công ty hoặc cơ sở giáo dục hoặc được sử dụng cho các mục đích lâm sàng để chẩn đoán vấn đề và sau đó kê đơn thuốc cũng như đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Về Phương Pháp Phỏng Vấn
Từ phỏng vấn đề cập đến cuộc trò chuyện một đối một giữa hai người: một người đóng vai trò Người phỏng vấn và người kia đóng vai trò Người được phỏng vấn. Nó là một phương pháp hội thoại với có mục đích được xác định nhằm thu thập thông tin một cách hiệu quả và hợp lý.
Một cuộc phỏng vấn về cơ bản là một cuộc trò chuyện có cấu trúc, trong đó một người tham gia đặt câu hỏi và người còn lại đưa ra câu trả lời. Người phỏng vấn hỏi những câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời, thông thường nhờ quá trình này mà người được phỏng vấn cung cấp thông tin cho người phỏng vấn - và thông tin đó có thể được sử dụng hoặc được cung cấp cho các đối tượng khác. Đây là đặc điểm phổ biến với nhiều loại phỏng vấn - phỏng vấn công việc hoặc phỏng vấn nhân chứng cho một sự kiện có thể không có đối tượng nào khác có mặt tại thời điểm đó, nhưng câu trả lời sẽ được cung cấp cho những người khác trong quá trình tuyển dụng hoặc điều tra.
Các cuộc phỏng vấn thường diễn ra trực tiếp, mặc dù các công nghệ hiện đại đã cho phép các cuộc trò chuyện diễn trực tuyến. Phỏng vấn hầu như luôn liên quan đến cuộc trò chuyện bằng giọng nói giữa hai hoặc nhiều bên, mặc dù trong một số trường hợp, "cuộc trò chuyện" có thể xảy ra giữa hai người nhập câu hỏi và câu trả lời qua lại.
Một Số Loại Phỏng Vấn Trong Các Bối Cảnh Khác Nhau
Các cuộc phỏng vấn có thể xảy ra trong nhiều bối cảnh khác nhau:
Tuyển Dụng
Phỏng vấn trong bối cảnh tuyển dụng thường được gọi là phỏng vấn xin việc, mô tả một cuộc trao đổi hội thoại chính thức nhằm mục đích đánh giá trình độ của người được phỏng vấn cho một vị trí công việc cụ thể. Phỏng vấn được xem như một công cụ hữu ích trong việc đánh giá trình độ. Một loại phỏng vấn xin việc cụ thể là một cuộc phỏng vấn tình huống trong đó ứng viên trình bày câu trả lời cho một câu hỏi hoặc được yêu cầu giải quyết tình huống đối với một nhiệm vụ, thử thách.
Đôi khi các cuộc phỏng vấn diễn ra theo nhiều đợt, với cuộc phỏng vấn đầu tiên hay được gọi là cuộc phỏng vấn sàng lọc - một cuộc phỏng vấn ngắn, tiếp theo là các cuộc phỏng vấn sâu hơn và sau đó thường là phỏng vấn bởi những người có chuyên môn trong công ty những người cuối cùng có thể xác nhận sự phù hợp cho vị trí tuyển dụng.
Công nghệ đã mang đến những cuộc phỏng vấn online thay vì những cuộc phỏng vấn mặt đối mặt trong quá trình xin việc.
Tâm Lý
Các nhà tâm lý học sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật phỏng vấn khác nhau để cố gắng hiểu và giúp đỡ thân chủ của họ. Trong một cuộc phỏng vấn tâm thần, bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học hoặc y tá sẽ hỏi một loạt câu hỏi để hoàn thành đánh giá tâm thần.
Đôi khi một người sẽ phỏng vấn hai người - hình thức được gọi là phỏng vấn cặp đôi. Các nhà tội phạm học và thám tử đôi khi sử dụng các cuộc phỏng vấn về nhận thức đối với các nhân chứng và nạn nhân để cố gắng xác định những gì có thể được nhớ lại cụ thể từ một hiện trường vụ án, hy vọng trước khi những ký ức cụ thể bắt đầu mờ dần trong tâm trí.
Nghiên Cứu
Trong nghiên cứu thị trường và các nghiên cứu học thuật, phỏng vấn được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như một phương pháp để thực hiện các bài kiểm tra tính cách sâu. Phỏng vấn thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính, trong đó các công ty cố gắng hiểu cách người tiêu dùng suy nghĩ. Các công ty nghiên cứu người tiêu dùng đôi khi sử dụng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại có sự hỗ trợ của máy tính để quay số ngẫu nhiên các số điện thoại nhằm thực hiện các cuộc phỏng vấn qua điện thoại có tính cấu trúc cao, với các câu hỏi và câu trả lời đã được viết sẵn được nhập trực tiếp vào máy tính.
Các Tình Huống Khác
Phỏng vấn còn được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như trong báo chí & phương tiện truyền thông, phỏng vấn trong môi trường đại học, phỏng vấn gắn với coaching, hay phỏng vấn khi đi xin thị thực,... Ngoài ra, còn có dạng phỏng vấn mù trong đó danh tính của người được phỏng vấn được giấu đi nhằm đảm bảo các quyền lợi của họ.
Các Phương Pháp Phỏng Vấn
Có 3 loại phương pháp phỏng vấn đó là phỏng vấn dựa trên hành vi, phỏng vấn tình huống và phỏng vấn thông tin.
Mục Tiêu Của Phỏng Vấn
Thu thập thông tin về một vấn đề xã hội hiện có
Tạo mối quan hệ giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn
Thấu hiểu cảm xúc bên trong của người được phỏng vấn
Tạo nguồn kiến thức
Đưa ra giả thuyết phong phú
Giảm khoảng cách giữa con người với nhau
Quan sát tình hình nhanh chóng
Thu thập thông tin bổ sung
Rút ra các dữ kiện định lượng.
Có được kiến thức mới về một lĩnh vực.
Kết Lại
Hiểu về các thông tin cơ bản về các bài test tâm lý và phương pháp phỏng vấn có thể giúp bạn phân biệt giữa phỏng vấn trong tâm lý lâm sàng và các bối cảnh khác.
Nguồn: University of Calcutta - Psychological Test