Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quản lý nguyên vật liệu hiệu quả là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Bảng định mức nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ và chất lượng. Bài viết sau cung cấp thông tin, cách tính giá trị định mức nguyên vật liệu và các mẫu bảng phổ biến nhất.
1. Định mức nguyên vật liệu là gì?
Định mức nguyên vật liệu (hay còn gọi là BOM - Bill of Materials) là một danh sách gồm các nguyên liệu thô, thành phần và linh kiện cần thiết để xây dựng, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của sản xuất.
Trong lĩnh vực nhà hàng, quán cà phê, định mức nguyên vật liệu được tính dựa trên công thức chế biến để tạo nên món ăn đó.
2. Vai trò của bảng định mức nguyên vật liệu
Lợi ích của định mức nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp:
- Cung cấp thông tin về thành phẩm: BOM liệt kê tất cả các thành phần, nguyên vật liệu và chi tiết cần thiết để sản xuất một sản phẩm, bao gồm số lượng, mô tả kỹ thuật và thông số kỹ thuật.
- Lập kế hoạch sản xuất, đặt hàng NVL: BOM giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, từ đó, kết hợp với hệ thống MRP, lập kế hoạch sản xuất và mua hàng hiệu quả, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu kịp thời và tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa. Từ đó kiểm soát chi phí hoạt động và tối ưu lợi nhuận kinh doanh.
- Tính giá thành phẩm: Qua việc định mức nguyên vật liệu, doanh nghiệp tính toán được chi phí sản xuất chính xác, đưa ra giá bán hợp lý cho sản phẩm.
- Theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho: BOM giúp theo dõi số lượng nguyên vật liệu trong kho, từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả, tránh tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu.
3. Cách tính định mức nguyên vật liệu
Khi tính toán định mức nguyên vật liệu, cần xác định về mặt số lượng và giá trị. Để xác định giá trị hay chi phí của nguyên vật liệu, áp dụng công thức sau:
Định mức chi phí NVL = Định mức lượng x Định mức giá
Trong đó:
- Định mức lượng: Là lượng NVL cần thiết để sản xuất thành phẩm, tính cả những hao hụt do máy móc, nhân sự và hao hụt cho cả sản phẩm hỏng.
- Định mức giá: Giá của NVL sau khi trừ đi chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng bán.
Ví dụ định mức chi phí của 1 sản phẩm như sau:
- Định mức lượng:
Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra 1 thành phẩm là: 4g, hao hụt: 0,1g, vật liệu tính cho sản phẩm hỏng: 0,2g => Định mức lượng NVL = 4,3g
- Định mức giá:
Giá mua trừ chiết khấu, giảm giá: 500.000 đ, chi phí vận chuyển: 50.000 đ => Định mức giá 1g NVL = 550.000 đ
Từ đó tính được chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm nêu trên là = 4,3g x 550.000 đ = 2.365.000 đ
4. Cách lập bảng định mức nguyên vật liệu
Cách lập bảng định mức nguyên vật liệu tuân theo 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: Liệt kê tất cả các nguyên liệu cần thiết tạo ra sản phẩm
Hãy tự đặt ra các câu hỏi như cần bao nhiêu nguyên vật liệu để tạo ra thành phẩm, đó là những nguyên liệu nào? Nguyên liệu liệt kê đã đủ chưa?
Bước 2: Làm sản phẩm mẫu
Nếu bạn chưa rõ cần những nguyên liệu gì để tạo ra thành phẩm thì ở bước làm sản phẩm mẫu sẽ giúp bạn xác định được nhanh chóng. Ngoài ra, ở bước này, cần thống kê thông số cụ thể của các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Đây là số liệu cần thiết để tính toán định mức tiêu hao nguyên vật liệu của một sản phẩm. Cũng như lượng nguyên vật liệu cần có để sản xuất trong một kỳ.
Bước 3: Phân tích tác động tạo ra hao hụt nguyên vật liệu
Các yếu tố gây hao hụt có thể kể đến như yếu tố ngoài (giá cả thị trường, môi trường bảo quản nguyên vật liệu làm hao hụt…) hoặc yếu tố bên trong quá trình sản xuất (chất lượng máy móc, lỗi nhân sự, lỗi máy móc,...).
Bước 4: Tính toán cả trường hợp sản phẩm lỗi hỏng
Đây là bước quan trọng bởi đa số doanh nghiệp đều có thể gặp phải tình trạng sản xuất lỗi, hỏng, gây hao hụt nguyên vật liệu. Trong quá trình tính toán các sản phẩm lỗi, hãy rút ra vấn đề và đưa ra cách khắc phục lỗi để hạn chế tình trạng không mong muốn này.
Bước 5: Tiến hành tính toán giá trị của nguyên vật liệu tạo ra thành phẩm
Chú ý những biến động giá cả và có dự trù hợp lý cho các trường hợp đặc biệt.
5. Mẫu bảng định mức nguyên vật liệu
Sau đây là mẫu bảng định mức nguyên vật liệu cho doanh nghiệp tham khảo:
Một mẫu định mức nguyên vật liệu đơn giản hơn:
Ví dụ về bảng định mức NVL trong ngành thực phẩm, đồ uống:
6. Mẫu bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Sau đây là mẫu bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ Bộ Tài Chính:
Tải mẫu bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu miễn phí
7. Kết luận
Việc định mức nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý thủ công bảng định mức có thể dẫn đến nhiều sai sót và tốn thời gian.
Phần mềm quản lý kho SEEACT-WMS của đơn vị cung cấp giải pháp quản trị sản xuất DACO là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp quản lý định mức nguyên vật liệu một cách hiệu quả và chính xác. SEEACT-WMS có các tính năng sau:
- Tạo và quản lý định mức NVL: Cho phép tạo bảng định mức cho từng sản phẩm, theo dõi số lượng nguyên vật liệu còn lại trong kho và tự động cảnh báo khi cần nhập thêm.
- Theo dõi và quản lý xuất nhập kho: Ghi chép chi tiết lịch sử xuất nhập kho, đảm bảo số lượng nguyên vật liệu luôn được cập nhật chính xác.
- Báo cáo thống kê: Cung cấp các báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng nguyên vật liệu, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý.
Ngoài ra, với SEEACT-WMS, doanh nghiệp có thể:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý nguyên vật liệu.
- Nâng cao hiệu quả và năng suất kho hàng.
- Đảm bảo an toàn và chất lượng nguyên vật liệu.
- Tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, giảm thiểu lãng phí.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường.
Liên hệ ngay với SEEACT-WMS để được tư vấn miễn phí về giải pháp quản lý kho theo Hotline Mr. Vũ: 0936.064.289. Với SEEACT-WMS, việc quản lý bảng định mức nguyên vật liệu và kho hàng của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Xem thêm:
- Reorder Point là gì? Công thức tính điểm đặt hàng lại chi tiết
- Phần mềm MES của DACO - Giải pháp cho sản xuất hàng đầu hiện nay