Trưởng ca sản xuất là người quản lý trực tiếp của công nhân sản xuất trong một ca làm việc nhất định. Thay vì quản lý toàn bộ doanh nghiệp, một bộ phận hoặc một phòng ban, trưởng ca sản xuất giám sát toàn bộ hoạt động của công nhân sản xuất trong một ca làm việc, thường kéo dài 8 tiếng mỗi ngày.
MỤC LỤC: 1. Mô tả công việc của Trưởng ca sản xuất 2. Vai trò của Trưởng ca sản xuất
Tầm quan trọng của Trưởng ca sản xuất trogn doanh nghiệp
1. Mô tả công việc của Trưởng ca sản xuất
Trách nhiệm chính của trưởng ca sản xuất là quản lý hiệu suất làm việc của công nhân. Bên cạnh phân công công việc, họ cũng phải quan sát quy trình làm việc và liên tục đưa ra những nhận xét, góp ý để công nhân làm việc hiệu quả hơn. Việc quản lý máy móc trong dây chuyền, nguyên liệu cũng thuộc về trách nhiệm của trưởng ca sản xuất. Cụ thể như sau:
- Quản lý công nhân, phân công công việc và sắp xếp ca làm việc.
- Quản lý hiệu quả làm việc của công nhân sản xuất và đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Báo cáo những vấn đề xảy ra trong ca làm việc lên cấp trên và đề xuất biện pháp xử lý.
- Tiếp nhận và xử lý những yêu cầu của công nhân: xin nghỉ, xin đổi ca,...
- Quản lý thiết bị, nguyên vật liệu dùng cho quy trình sản xuất, đảm bảo có đủ số lượng và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.
- Đảm bảo công nhân tuân thủ các quy trình về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và các quy định khác của công ty.
- Hướng dẫn, đào tạo công nhân trong dây chuyền sản xuất.
Đọc thêm: Công việc của Trưởng ca là làm gì?
2. Vai trò của Trưởng ca sản xuất
Với vai trò là người quản lý trực tiếp và toàn diện các yếu tố liên quan đến con người, máy móc, quy trình làm việc,... vai trò của trưởng ca sản xuất trong doanh nghiệp là không thể thay thế. Họ phải là người vừa nắm vững kiến thức chuyên môn lại thành thạo kỹ năng mềm; chỉ có như vậy thì mới có thể quản lý tốt con người và góp phần tăng năng suất lao động.
Trưởng ca sản xuất thường đảm nhận những nhiệm vụ gì?
Trưởng ca sản xuất cũng là cầu nối giữa công nhân và lãnh đạo công ty. Họ là người tiếp nhận chỉ thị của cấp trên và nghiên cứu, triển khai trên dây chuyền sản xuất. Ở chiều ngược lại, họ lắng nghe những ý kiến góp ý của công nhân và tham mưu cho lãnh đạo công ty để tìm cách phát huy điểm mạnh, đồng thời khắc phục những gì còn thiếu sót. Trong quá trình làm việc, trưởng ca sản xuất là người đứng ra xử lý mọi tình huống bất ngờ, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho doanh nghiệp. Hơn hết, họ kiểm tra, giám sát mọi hoạt động nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Không có trưởng ca sản xuất, quy trình sản xuất sẽ khó có thể vận hành một cách ổn định, quy trình làm việc không thông suốt và sẽ rất khó để thực hiện kế hoạch đã đề ra về cả số lượng và chất lượng sản phẩm. Nói tóm lại, trưởng ca sản xuất chính là nhân tố quyết định liệu một dây chuyền có làm việc an toàn và hiệu quả hay không. Họ không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham mưu cho cấp trên và lãnh đạo, chỉ đạo, tạo động lực làm việc cho công nhân sản xuất.Đọc thêm: Trưởng phòng sản xuất cần có những kỹ năng gì?