Lý thuyết Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
III. THỂ ĐA BỘI
- Khái niệm: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
- Gồm: thể đa bội chẵn (4n, 6n, 8n,...) và thể đa bội lẻ (3n, 5n, 7n,...).
- Đặc điểm: Do có sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dẫn đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
IV. SỰ HÌNH THÀNH THỂ ĐA BỘI
- Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng (cho cây trồng có năng suất cao hoặc cây trồng không hạt).
- Nguyên nhân phát sinh: Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột,…) hoặc tác nhân hóa học (côsixin,…) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể.
- Cơ chế phát sinh: Thể tự đa bội phát sinh do rối loạn sự phân li của tất cả các cặp NST trong nguyên phân hoặc giảm phân.
Sự hình thành thể tứ bội (4n) do rối loạn trong nguyên phân hoặc giảm phân
+ Trong nguyên phân: Nếu sự rối loạn phân li xảy ra trong lần phân bào đầu tiên của hợp tử tạo ra thể tứ bội. Nếu sự rối loạn phân li xảy ra ở những lần nguyên phân tiếp theo của tế bào (tế bào xôma) thì sẽ tạo đột biến thể khảm.
+ Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST, tạo ra các giao tử 2n. Sự kết hợp của giao tử không bình thường (2n) với giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra thể đa bội lẻ (3n). Sự kết hợp giữa các giao tử không bình thường (2n) với nhau sẽ tạo ra các đột biến tự đa bội chẵn (4n).
Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
Câu 1: (NB) Đột biến đa bội là
A. dạng đột biến NST thay đổi về cấu trúc.
B. dạng đột biến mà bộ NST thiếu 1 vài NST.
C. dạng đột biến thay thế một hoặc một số nuclêôtit.
D. dạng đột biến NST là bội số của n và lớn hơn 2n.
Câu 2: (NB) Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện thể đa bội?
A. Do rối loạn cơ chế phân li của tất cả các cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào.
B. Do NST nhân đôi không bình thường.
C. Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.
D. Do sự rối loạn phân chia tế bào chất.
Câu 3: (NB) Thể đa bội trên thực tế thường gặp ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Vi khuẩn.
D. Nấm.
Câu 4: (NB) Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?
A. Hóa chất NMU.
B. Hóa chất EMS.
C. Tia gamma.
D. Cônsixin.
Câu 5: (TH) Ta có thể nhận biết thể đa bội ở thực vật bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?
A. Kích thước NST.
B. Hình dạng các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
C. Kích thước của cơ quan, bộ phận của cơ thể.
D. Số lượng ADN.
Câu 6: (TH) Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào việc
A. tạo giống cây trồng có cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.
B. bảo tồn nguồn gen quý.
C. tạo giống cây thu hoạch được sớm.
D. gây chết hàng loạt các loài có hại.
Câu 7: (TH) Ở củ cải 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của củ cải tứ bội là
A. 22.
B. 27.
C. 36.
D. 72.
Câu 8: (NB) Bộ NST nào sau đây có trong tế bào sinh dưỡng của thể đa bội?
A. 6n.
B. 2n + 1.
C. 2n.
D. n.
Câu 9: (TH) Ở cải bắp 2n = 18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của cải bắp tam bội là
A. 21.
B. 27.
C. 36.
D. 54.
Câu 10: (TH) Thể tam bội 3n chỉ có thể được hình thành do rối loạn phân bào trong
A. nguyên phân.
B. giảm phân.
C. thụ tinh.
D. nguyên phân và giảm phân.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 20: Thực hành: quan sát và lắp mô hình ADN
Lý thuyết Bài 21: Đột biến gen
Lý thuyết Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Lý thuyết Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Lý thuyết Bài 25: Thường biến