Scroll down for English text and recipe!
Sở dĩ từ ‘Phú Sĩ’ phải để trong ngoặc kép vì bánh của mình chỉ là ăn theo phiên bản gốc thôi, bánh Phú Sĩ xịn phải là bánh bông lan hấp trong cái chén phủ với dừa tươi nạo cơ. Mình biết làm em này là ngày xưa cấp ba đi học ‘nghề dinh dưỡng’, các bạn nghe có quen quen không, học để được cộng điểm tốt nghiệp đó. Lúc mình mang cái bánh này về nhà, gia đình mình ai cũng mê, bánh bông lan mềm xốp kết hợp ăn ý với kem lá dứa mát lạnh dẻo thơm và chút dừa nạo bao phủ bên ngoài.
Bánh tên là Phú Sĩ nhưng không phải vì bánh có nguồn gốc từ Nhật Bản đâu nha, mà do bánh được hấp trong cái chén, xong úp ngược xuống, phủ với kem lá dứa màu xanh và lớp dừa trắng nhìn giống như ngọn núi Phú Sĩ bên Nhật nên cái nên này ra đời từ đây (ông bà mình giỏi liên tưởng nhỉ). Hôm nào có dịp mình sẽ giới thiệu với các bạn bánh Phú Sĩ xịn nha. Nói nhỏ, mình thấy dùng bánh bông lan nướng ăn ngon hơn là hấp.
À, các bạn có thể thấy phần kem hơi dày là do trong lúc làm bánh cô em họ của mình tới thăm cho trái sầu riêng, nên mình cất đi một bạt bánh để dành nghiên cứu công thức đặc biệt. Kem nhiều với mình thì không phải vấn đề to lắm, vì mình thích ăn kem hơn ăn bánh mà, mỗi tội bánh nhìn không được bắt mắt lắm nhỉ??
CỐT BÁNH GA TÔ
Chẩn bị một bánh ga tô cơ bản bất bại.
Khi bánh nguội, xẻ bánh thành ba bạt bánh.
KEM LÁ DỨA
2 trứng gà (55-60g/quả, cả vỏ)
70g đường
60g bột năng
250ml nước cốt dừa
250ml nước cốt lá dứa*
Một nhúm muối nhỏ
50g bơ nhạt
Vụn dừa khô hoặc dừa tươi nạo sợi*
*Xay 15-20 lá dứa với khoảng 280ml nước. Lọc lấy 250ml nước cốt và bỏ bã. Xem thêm cách làm chi tiết ở đây.
Nếu không có lá dứa thay bằng 250ml sữa tươi với khoảng 1-2 teaspoon pandan paste.
*Nếu dùng dừa tươi thì các bạn hấp cách thủy dừa 10 phút, để nguội rồi mới dùng. Cách này giúp dừa bảo quản được lâu hơn trong tủ lạnh.
Dùng phới lồng đánh tan đường và trứng trong một cái tô (không đánh bông), sau đó rây bột năng vào tô trứng và quấy đều.
Đun nước cốt dừa và nước cốt lá dứa đến gần sôi rồi từ từ đổ vào tô hỗn hợp trứng, vừa đổ vừa quấy đều.
Lọc hỗn hợp qua rây rồi đổ ngược lại vào trong nồi, đun hỗn hợp ở lửa vừa, vừa đun vừa quấy đều cho hỗn hợp chỉ vừa đặc lại và sôi. Bắc nồi ra khỏi bếp, cho muối và bơ vào trộn đều cho hỗn hợp bóng mượt.
TRANG TRÍ BÁNH (kem lá dứa sẽ đặc lại khi để nguội nên các bạn nên phủ ngay lên bánh khi kem vừa được nấu xong)
Đặt một bạt bánh lên đĩa, nhanh tay phủ ¼ phần kem vẫn còn nóng lên, đặt bạt bánh thứ hai, trét kem, đặt bạt bánh cuối cùng lên, phủ toàn bộ bánh với phần kem lá dứa còn lại. Rắc dừa khô hoặc dừa tươi lên bánh trang trí.
Để bánh vào tủ lạnh ít nhất 2 giờ trước khi ăn, bánh ăn lạnh rất ngon. Bánh bảo quản tủ lạnh trong khoảng 2-3 ngày.
IN ENGLISH
You might think this cake comes from Japan when you see it’s name, but it is actually a well known cake in Vietnam. The round sponge cake is covered with green pandan coconut pastry cream and grated coconut coating is in the image of the snowy Mount Fuji.
The sponge cake is usually steamed in bowls instead of baked, nevertheless this time I tried with baked sponge cake and I have to say that it taste much better than the steamed sponge cake. Besides that, what makes this cake unique is the pastry cream, which is made from coconut milk and it’s best friend - pandan extract and egg. Tapioca flour is added to the mixture which helps to set the cream without adding gelatin, argar argar or jelly powder. It also creates a perfectly smooth filling and a nice texture.
The pastry cream is enough to cover 3 layers, but while I was assembling the cake, my cousin brought me some durians, then I decided to keep one layer of the cake to make durian mousse. It is not too bad as I like the pandan pastry cream more than the cake, just the look may not be there?
♦The pandan coconut pastry cream is made with pandan extract. What does pandan extract taste like? Read more about it here.
SPONGE CAKE
Use a no fail basic sponge cake recipe here. Let the cake cool completely and cut the cake into three layers.
PANDAN COCONUT PASTRY CREAM
2 eggs (55-60g per egg)
70g sugar
60g tapioca flour/tapioca starch
250ml coconut milk
250ml pandan extract*
A pich of salt
50g unsalted butter
Desiccated coconut or grated fresh coconut *
*Pandan extract: Blend 15-17 pandan leaves with about 280ml water. Strain to get 250ml pandan extract and discard the pulp.
If no pandan leaves available, substitute with 1-2 teaspoons of pandan paste and 250ml whole milk
*Grated fresh coconut should be steamed about 10 minutes before using.
Mix the egg yolks and sugar together. Sift the tapioca flour into the egg mixture, mixing until you get a smooth paste.
Heat the coconut milk and pandan juice in a small saucepan. When the milk just begins to boil at the edges, immediately remove from the heat and pour slowly over the egg mixture, whisking constantly to prevent curdling. Then strain to get rid of any egg lumps.
Pour back the mixture into the saucepan, cook over medium heat, whisking constantly until it becomes thick and comes to boil. Do not overcook the cream. Remove from the heat and immediately whisk in the butter and salt.
ASSEMBLING THE CAKE (The pastry cream thickens as it cool so you must be quick while you are assembling the cake)
Place one layer of cake on a cake plate, immediately spread ¼ the hot pastry cream over it. Place a second layer on top and spread another quarter of the custard over it. Top with last layer and spread the remaining custard over the top and sides. Cover with the desiccated coconut or grated coconut and chill for at least 2 hours before serving. This cake is best eaten cold.
The cake can be kept three days in the refrigerator.
Hope you enjoy this Vietnamese cake!?