Affiliate marketing là gì? Affiliate marketing còn được gọi là tiếp thị liên kết, tức là người thực hiện sẽ nhận được hoa hồng khi quảng cáo trực tuyến cho sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đây là thị trường tiềm năng giúp nhiều người có cơ hội gia tăng thu nhập thụ động tốt nhất hiện nay. Để hiểu rõ hơn về hình thức này, hãy cùng CareerViet tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Affiliate marketing là gì?
Affiliate marketing là gì? Affiliate marketing là mô hình tiếp thị liên kết nhằm hướng đến mục tiêu quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Các Affiliate - nhà phân phối sẽ dựa trên năng lực và hiểu biết của mình để giới thiệu, thu hút khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhà cung cấp.
Xem thêm: Seeding Là Gì? Quy Tắc Thực Hiện Chiến Lược Seeding Hiệu Quả
Affiliate marketing - mô hình kinh doanh kiếm tiền thụ động (Nguồn: Internet)
Affiliate marketing là hình thức tiếp thị an toàn, tiện lợi thu hút được sự quan tâm của nhiều người trẻ hiện nay. Công ty/ đơn vị cung cấp dịch vụ chỉ cần thanh toán hoa hồng cho các nhà phân phối dựa trên doanh số thu thập mà chính họ tạo ra.
Xem thêm:
- Content Marketing là gì? Tầm quan trọng của Content Marketing trong doanh nghiệp
- Làm thế nào để trở thành một Digital Marketing Manager chuyên nghiệp?
Affiliate marketing có lừa đảo không?
Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về công việc này chắc chắn sẽ còn nghi ngại rằng các đơn vị tuyển dụng Affiliate marketing có lừa đảo không. Đây cũng là điều dễ hiểu khi mà hiện nay, có rất nhiều hình thức đa cấp núp bóng Affiliate marketing để lừa đảo người dùng. Vô hình chung, chúng ta đã có cái nhìn lệch lạc về công việc này.
Xét về bản chất, Affiliate marketing hoàn toàn là công việc chân chính, không có tính chất lừa đảo. Lừa đảo chỉ là một hình thức biến tướng được một số cá nhân lợi dụng người tham gia nhằm thu lợi bất chính. Vậy nên, để phòng tránh các bẫy lừa của kẻ xấu, trước khi tham gia bất kỳ chương trình Affiliate marketing nào, bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ về đơn vị tổ chức, mức độ uy tín của chương trình đó.
Xem thêm: Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Các thành phần cấu tạo trong Affiliate marketing
Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)
Nhà cung cấp là các doanh nghiệp, công ty hoặc cá nhân sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm không bị giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào, miễn là đúng với đạo đức xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật.
Nhà phân phối (Affiliate/Publisher)
Nhà phân phối chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ có thể là các đơn vị, tổ chức hay cá nhân đóng vai trò quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Họ sẽ nhận được mức thù lao dựa trên chiết khấu doanh thu doanh nghiệp đạt được trên mỗi sản phẩm phân phối. Nhà phân phối bao gồm các blogger, tiktoker, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội…
Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network)
Đây là hệ thống liên kết những người làm tiếp thị liên kết. Tại đây có các banner, link quảng cáo và thực hiện hoạt động quản lý, theo dõi các giá trị mà Affiliate marketing mang lại. Nhờ có Affiliate Network mà quyền lợi của nhà phân phối và nhà cung cấp sản phẩm được bảo vệ.
Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)
Chương trình tiếp thị liên kết là hệ thống tiếp thị do nhà cung cấp thiết lập. Một số chương trình tiếp thị liên kết hiệu quả dễ dàng bắt gặp nhất hiện nay đến từ các thương hiệu lớn như Shopee, Lazada…
Khách hàng (End User)
Khách hàng là đối tượng mà công ty và những người tiếp thị muốn chinh phục. Họ là người mua và sử dụng các dịch vụ, sản phẩm do công ty, doanh nghiệp cung ứng.
Xem thêm: KOL Là Gì? Cách Trở Thành KOL Chuyên Nghiệp, Vai Trò Trong Marketing
Những thành phần trong Affiliate marketing (Nguồn: Internet)
Ưu và nhược điểm của Affiliate marketing
Affiliate marketing hiện là một loại hình công việc mang lại thu nhập khủng cho các blogger, youtuber… Hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm nhất định dưới đây.
Ưu điểm
Dựa trên việc tìm hiểu Affiliate marketing là gì, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy ưu điểm của hình thức này:
- Chi phí thấp: các cộng tác viên, nhà phân phối hoàn toàn không mất phí khi tham gia chương trình tiếp thị liên kết;
- Không cần sản phẩm: nhà phân phối không cần sản phẩm để mang đi bán mà chỉ tiếp thị sản phẩm của các Advertiser. Khi tiếp thị thành công, họ sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng;
- Linh hoạt: người làm Affiliate marketing tự chủ động thời gian làm việc của mình, miễn đảm bảo thiết bị có khả năng truy cập internet;
- Thu nhập thụ động: người làm Affiliate sẽ nhận được khoản thu nhập thụ động tùy vào doanh thu và hình thức tiếp thị mà bạn chọn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, Affiliate marketing vẫn còn tồn tại một số yếu điểm:
- Thời gian: người tham gia mô hình tiếp thị liên kết cần dành thời gian tìm hiểu sản phẩm, chiến dịch mình đang tham gia và thị trường, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
- Tính cạnh tranh cao: hiện số người kiếm tiền dựa vào hình thức tiếp thị liên kết rất nhiều nên cơ hội gia tăng thu nhập của cộng tác viên sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Thanh toán chậm: thời gian thanh toán của các đơn vị liên kết thường là cuối tháng. Tuy nhiên, một số chiến dịch sẽ thanh toán chậm hơn so với dự kiến trước đó do quá trình rà soát chậm hay một vài nguyên nhân khách quan khác.
7 hình thức phổ biến của Affiliate Marketing tại Việt Nam
Affiliate Marketing mang đến 7 hình thức tiếp thị liên kết cho các nhà phân phối:
- CPC (Cost Per Click): hình thức tính phí cho mỗi lần nhấp chuột, tức là nhà cung cấp sẽ thanh toán hoa hồng cho cộng tác viên ngay khi khách hàng click vào website của Advertiser.
- CPO (Cost Per Order): hình thức tính phí theo giá trị của mỗi đơn hàng. Hoa hồng sẽ được tính cho nhà phân phối khi khách hàng xác nhận đặt mua đơn hàng thành công.
- CPL (Cost Per Lead): hình thức tính phí dựa trên khách hàng tiềm năng. Theo đó, khách hàng sẽ phải thực hiện khảo sát dựa trên yêu cầu của nhà cung cấp. Mỗi lượt khảo sát được hoàn thành sẽ giúp bạn đạt được mức hoa hồng tương ứng.
- CPI (Cost Per Install): hình thức tính phần trăm hoa hồng dựa vào số lượt cài đặt ứng dụng, thường áp dụng cho các nhà cung cấp trò chơi, mua sắm, đơn vị phát triển phần mềm.
- CPS (Cost Per Sale): hình thức tính phí dựa trên đơn hàng hoàn thành, được xác nhận bởi việc đơn hàng đã mua và thanh toán thành công.
- CPQL (Cost Per Quality Lead): hình thức này giống với CPL nhưng đòi hỏi số lượng lớn hơn.
- Niche site: là hình thức xây dựng hệ thống site thuộc một lĩnh vực nào đó và thu hút người đọc click vào.
Xem thêm: KOC Là Gì? 4 Sự Khác Biệt Giữa KOL và KOC trong Marketing
Hình thức Affiliate Marketing hiệu quả (Nguồn: Internet)
Những cách mang lại thu nhập cho người mới từ Affiliate marketing
Nếu như bạn đã hiểu việc làm Affiliate marketing là gì và lợi ích nó mang lại, chắc chắn bạn sẽ nóng lòng muốn ứng dụng ngay công việc này để gia tăng thu nhập thụ động cho bản thân. Dưới đây là cách để bạn thiết lập hệ thống tiếp thị liên kết cho riêng mình.
Chọn thị trường ngách phù hợp
Hiện nay, có rất nhiều chiến dịch Affiliate marketing mà bạn có thể tham gia. Tuy nhiên, bạn cần chọn ra thị trường ngách phù hợp với đam mê, sở thích của mình. Đồng thời, thị trường này hiện phải có sự quan tâm nhất định của khách hàng và khả năng tăng sinh lợi nhuận cao. Như vậy mới đảm bảo cho việc tiếp thị liên kết của bạn đạt hiệu quả.
Tham gia các Affiliate Program
Có 3 loại hình liên kết mà bạn có thể tham gia:
- Chương trình liên kết khối lượng thấp - trả tiền cao: tập trung vào sản phẩm thích hợp với mức chi trả cao;
- Chương trình liên kết khối lượng lớn - trả tiền thấp: tập trung vào sản phẩm có mức chi trả thấp nhưng lại nhận được sự quan tâm của phần lớn khách hàng;
- Chương trình liên kết khối lượng lớn - trả tiền cao: dành cho sản phẩm có lượng lớn người quan tâm và tiền hoa hồng nhận được cho một liên kết thành công cũng rất cao.
Xây dựng một trang web
Trang web chất lượng giúp người dùng tin tưởng vào những gì bạn thể hiện, giới thiệu. Giai đoạn mới bắt đầu, bạn có thể thiết lập trang web dựa trên nền tảng WordPress. Dưới đây là các bước thiết lập trang web chất lượng:
- Bước 1: Mua tên miền. Nên chọn tên miền dễ nhớ, ngắn gọn và dễ tạo ấn tượng với người dùng.
- Bước 2: Thiết lập hosting để lưu trữ dữ liệu giúp website hoạt động.
- Bước 3: Cài đặt hệ thống quản lý nội dung cho wordpress.
- Bước 4: Thiết lập chủ đề màu sắc, hình ảnh cho trang web.
- Bước 5: Tạo nội dung chuẩn SEO Website cho web của bạn.
Đăng tải nội dung chất lượng cao
Để xây dựng website tối ưu, thu hút lượt tiếp cận, bạn nên xây dựng các bài viết có nội dung chất lượng. Bài viết cần dựa trên đối tượng mục tiêu và từ khóa có định hướng sẵn. Nội dung cần được chia sẻ theo từng danh mục cụ thể để người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin mong muốn.
Thu hút người xem
Có một số chiến lược thu hút người xem tự nhiên mà bạn có thể tham khảo như:
- Xây dựng các chiến dịch quảng cáo trả phí để nâng cao số lượng truy cập tự nhiên;
- Tối ưu công cụ tìm kiếm SEO để trang web của bạn luôn được xếp thứ hạng cao trên thanh tìm kiếm Google tăng lượt truy cập tự nhiên.
Quảng bá các ưu đãi Affiliate
Bước tiếp theo trong quy trình tạo thu nhập cho Affiliate marketing là gì? Đó là quảng bá sâu rộng các ưu đãi của Affiliate đến khách hàng. Bạn có nhiều cách để quảng bá sản phẩm, tùy thuộc vào loại hình web và sản phẩm mà bạn đang theo đuổi. Một số ý tưởng triển khai quảng bá có tính ứng dụng cao như:
- Review, đánh giá sản phẩm để tạo niềm tin với khách hàng;
- Thiết kế hệ thống banner quảng cáo bắt mắt, thu hút;
- Dẫn xuất các liên kết trong nội dung văn bản;
- Thông tin đến khách hàng chương trình giảm giá, tặng quà.
Các mô hình mang lại lợi nhuận trong Affiliate marketing
Song hành cùng với sự bùng nổ của nền công nghệ số 4.0, các mô hình Affiliate marketing ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Dưới đây là một số mô hình mang lại lợi nhuận khủng:
- Blogger: mô hình hiệu quả trong việc đánh giá sản phẩm và giới thiệu thông tin công ty;
- Coupon Sites: cung cấp các mã giảm giá để thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả;
- Website đánh giá: đây là trang web có mức độ chuyển đổi tốt nhất nhờ việc đánh giá nhận xét sản phẩm, dịch vụ dựa vào phân khúc khách hàng cụ thể.
- Chương trình khuyến mãi: thúc đẩy khách hàng mua hàng cho một đối tượng hoặc thời gian cụ thể.
Xem thêm: Quiet Quitting là gì? Đây Là Xu Hướng Làm Việc Mới Của Gen Z?
Mô hình Affiliate marketing hiệu quả (Nguồn: Internet)
Những câu hỏi thường gặp về Affiliate marketing là gì?
Trên đây là thông tin Affiliate marketing là gì mà muốn chia sẻ đến bạn. Mọi thông tin chi tiết về ngành nghề, mức lương của người hoạt động trong lĩnh vực Affiliate marketing sẽ được cập nhật đầy đủ, liên tục tại VietnamSalary. Theo dõi trang web thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng nhé!
Top những việc làm được tìm kiếm nhiều nhất:
Việc làm Marketing Executive | Việc làm Nhân viên hành chính | Việc làm Nhân viên kho | Việc làm Trade Marketing | Việc làm Business Analyst | Việc làm Dược sĩ | Việc làm IT | Việc làm chăm sóc khách hàng | Việc làm bán hàng | Việc làm Nhân viên kinh doanh
Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:
Việc làm Ninh Bình | Việc làm Ninh Thuận | Việc làm Cần Thơ | Việc làm Long An | Việc làm Tây Ninh | Việc làm Đà Nẵng | Việc làm TPHCM | Việc làm Hà Nội | Việc làm Bình Thuận | Việc làm Huế