Giới thiệu về Chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam

Đọc thêm

Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính là một danh thắng nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính - Tràng An. Chùa là một quần thể nằm trên núi Bái Đính. Thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viên, cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu...

Đọc thêm

Nên đi chùa Bái Đính vào thời điểm nào?

Đầu xuân ( từ tháng 1 đến tháng 3) là thời điểm chùa đông du khách ghé thăm nhất. Mọi người thường kết hợp du xuân vãn cảnh với lễ chùa cầu may.Tuy nhiên đây cũng là mùa du lịch lễ hội cao điểm nên rất đông đúc. Vì thế nếu bạn không thích phải bon chen, ồn ào thì có thể tham quan chùa Bái Đính vào những khoảng thời gian khác trong năm.Sáng sớm hoặc chiều muộn, đây sẽ là thời điểm tốt để tránh đám đông và có thể trải nghiệm sự thanh tĩnh của chùa. Buổi sáng sớm có không khí trong lành, trong khi buổi chiều muộn thì ánh sáng đẹp hơn cho việc chụp ảnh.

Đọc thêm

Giá vé tham quan Bái Đính - Ninh Bình

- Người lớn: 200.000 đồng/ người.- Trẻ em cao dưới 1m: 100.000 đồng/ người.- Giá vé xe điện: 30.000 đồng/ người/chiều.- Giá vé vào bảo tháp: 50.000 đồng/ người.Mẹo nhỏ cho bạn khi mua vé tham quan:- Khi mua vé xe điện tốt nhất bạn nên chọn mua vé 2 chiều luôn một lần từ ngay phía dưới chân núi. Điều này giúp bạn tránh tình trạng lúc quay về lại phải tìm chỗ để xếp hàng mua vé thêm 1 lần nữa.- Hãy di chuyển lên Bái Đính cổ bằng xe điện trước, rồi từ từ đi xuống Bái Đính mới. Vì đây chính là lộ trình xuống núi, bởi nếu như leo từ chùa mới lên chùa cổ đòi hỏi du khách phải có sức khỏe tốt, bền bỉ.

Đọc thêm

7 kỷ lục lớn mà chùa Bái Đính đang nắm giữ

Đọc thêm

1. Khu chùa rộng nhất Việt Nam

Đây là ngôi chùa rộng nhất Việt Nam với diện tích 539ha. Bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới. Khu công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu đón tiếp. Công viên cảnh quan, khu hồ Đàm thị, hồ phóng sinh,… Diện tích rộng lớn này không chỉ tạo điều kiện cho các công trình tôn giáo mà còn giúp tạo ra không gian thanh tĩnh và đẹp mắt, phù hợp cho việc chiêm bái và tham quan.

Đọc thêm

2. Ngôi chùa có bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất châu Á

Kỷ lục này được xác lập bởi Trung tâm kỷ lục châu Á ngày 9/6/2012. Tượng Phật Tổ được đặt chính diện trong điện thờ Pháp của chùa, tọa trên tòa sen. Tượng cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng dát vàng.Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là biểu tượng của sự từ bi và trí tuệ trong Phật giáo. Việc dát vàng không chỉ làm tăng vẻ đẹp của tượng mà còn thể hiện sự kính trọng và lòng thành kính của tín đồ đối với Đức Phật.

Đọc thêm

3.Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á

Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings công nhận tượng Di Lặc ở đây là tượng lớn nhất nước. Tượng nằm trên đỉnh đồi cao nhất trong trong quần thể chùa. Bức tượng nặng 80 tấn, cao 1m. Tượng Phật Di Lặc được đặt uy nghi, vững chắc trên đỉnh đồi. Bức tượng Phật được đúc bằng đồng đỏ đặc ở tư thế hóa thân thành Hòa thượng đi hành khất. Nhiều người dân hay đặt tiền, xoa lên tượng Phật để “xin may mắn” trong chuyến hành hương.

Đọc thêm

4. Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chiếc chuông có tên là Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông của chùa. Để đúc chuông người ta đã dùng đến 44 tấn đồng đỏ, thời gian đến 5 tháng, tốn 3.000 công thợ. Kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22m với 3 tầng mái cong. Gác chuông để đặt Đại hồng chung được xây dựng kiên cố với các trụ bê tông ốp gỗ lim. Những ngày thời tiết tốt, âm thanh từ chuông vọng ra đến hàng chục kilomet, người dân sống trong vùng nghe rất rõ.Chuông đồng được đặt trong khuôn viên của chùa Bái Đính, gần khu vực tháp và các công trình kiến trúc lớn khác. Trong Phật giáo, chuông thường được coi là biểu tượng của sự thanh tịnh và hòa bình. Nó có vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý và nhắc nhở tín đồ về sự tôn trọng và niềm tin.

Đọc thêm

5. Hành lang La Hán dài nhất châu Á

Hành lang La Hán gồm hai dãy nhà đối diện nhau. Bắt đầu từ cổng Tam Quan nội với 234 gian, dài gần 3km. Tai đây đặt 500 pho tượng La Hán được làm bằng đá xanh ở Thanh Hóa do các nghệ nhân làng đá Ninh Vân trạm khắc. Ngoài ra còn có 200 tượng Quan Thế Âm...

Đọc thêm

6. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam

Giếng ngọc của chùa nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền cách đây gần 1000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, có đường kính 30m, độ sâu của nước là 6m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng có diện tích 6000m2.Trong Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, giếng thường được coi là biểu tượng của sự trong sạch và sự tinh khiết. Giếng Ngọc tại chùa Bái Đính không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, gắn liền với các nghi lễ và phong tục thờ cúng.

Đọc thêm

7. Chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam

Khuân viên Bái Đính được công nhận kỷ lục trồng nhiều cây bồ đề nhất. Chùa đã trồng 100 cây bồ đề được chết từ gốc cây bồ đề Ấn Độ. Số lượng cây mọc xung quanh đã lên tới hàng ngàn cây.Cây bồ đề có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo. Theo truyền thuyết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi dưới cây bồ đề tại Bodh Gaya (Ấn Độ) và đạt được giác ngộ. Vì vậy, cây bồ đề thường được coi là biểu tượng của trí tuệ và sự giác ngộ.

Đọc thêm

Phương tiện di chuyển đến chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cách thành phố Ninh Bình khoảng 12km, cách Hà Nội khoảng hơn 100km. Đi Bái Đính 1 ngày bằng phương tiện gì, hay di chuyển như thế nào là vấn đề hàng đầu mà du khách quan tâm. Du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau, từ xe má...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

Phamkha