Điện trở suất của đất là gì, cách đo điện trở suất

Điện trở suất của đất là điện trở của một khối đất lập phương bằng 1m3, đối với dòng điện chảy từ một mặt của khối đất này sang mặt đối diện. Điện trở suất của đất có đơn vị là Ωm

Mối quan hệ giữa giữa điện trở và điện trở suất theo công thức

công thức đo điện trở suất

công thức tính điện trở

Điện trở suất của đất và hệ thống tiếp địa

Kết quả nghiên cứu người ta đã chứng minh rằng điện trở suất với mọi đất đá ở một nhiệt độ nào đó sẽ giảm khi độ ẩm tăng, cũng hệt như vậy điện trở suất của đất ở một độ ẩm nào đó cũng giảm khi nhiệt độ tăng. Do điều kiện khí quyển và khí hậu thay đổi trong năm nên độ ẩm trong đất và nhiệt độ của nó thay đổi làm thay đổi điện trở suất của đất. Sự dao động điện trở suất của đất chủ yếu đối với các lớp đất phân bố càng gần với bề mặt đất. Điện trở suất của đất ở độ sâu từ 1 đến 3 mét có trị số thay đổi theo theo thời gian trong năm, nhưng chênh lệch giá trị điện trở suất của đất từ cực tiểu đến cực đại không quá 2 lần. Điện trở suất của các lớp đất bố trí ở độ sâu lớn hơn 5m hầu như không thay đổi về trị số theo thời gian trong năm.

Do đó, để nhận được tiếp đất có trị số điện trở ổn định ở thời điểm bất kỳ trong năm thì ta nên thực hiện 1 trong 2 cách sau:

Khi bố trí tiếp địa ở độ sâu 2-5 m trị số điện trở suất đo được bằng máy đo sẽ nhân với hệ số hiệu chỉnh K (xem bảng 1) phù hợp với điều kiện đo và đưa ra trị số điện trở suất của đất có khả năng lớn nhất trong thơì gian làm việc của hệ thống tiếp đất.

Trị số điện trở suất tính toán của đất (ρtt) được xác định theo công thức: ρtt = ρdo K

Trong đó: ρdo là trị số điện trở suất của đất đo được trên diện tích bố trí hệ thống tiếp đất; K là hệ số điều chỉnh

Khi lựa chọn trị số K ta nên căn cứ vào các số liệu khí tượng làm ảnh hưởng đến trị số điện trở suất của đất như là lượng mưa trung bình v.v

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/ky-hieu-dien-tro-suat-a9465.html