Tính chất hóa học của Bazơ

Tính chất hóa học của Bazơ được biên soạn gửi tới bạn đọc là tài liệu trình bày tính chất hóa học bazo cũng như phân loại được bazo tan, bazo không tan. Từ đó giới thiệu tới các bạn một số oxit bazơ đặc trưng là NaOH và Canxi hiđroxit.

Giúp ban đọc nắm được trọng tâm lý thuyết tính chất của bazơ từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan .

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

I. Bazơ là gì?

Bazơ (còn gọi là base hoặc hiđrôxít kim loại) là hợp chất có cấu tạo gồm một kim loại hoặc ion NH4+ liên kết với một hay nhiều phân tử OH-.

Các bazơ có độ pH > 7 và các hợp chất có độ pH lớn hơn 7 thường được gọi là hợp chất mang tính bazơ.

Các loại bazơ thường gặp là KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH, Be(OH)2, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2

II. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…

III. Cách gọi tên bazơ

1. Theo chương trình SGK cũ

Tên bazo = Tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Thí dụ:

NaOH - Natri hidroxit

Fe(OH)3 - Sắt (III) hidroxit

2. Tên gọi theo danh pháp QUỐC TẾ

- “base” - /beɪs/ - /bêi-s/

- “hydroxide” - /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/ - /’hai-đrooc-xai-đ/

- Cách gọi tên:

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE

Ví dụ:

Ba(OH)2: barium hydroxide - /be-rì-ầm hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)3: iron (III) hydroxide - /ai-ần (thri) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferric hydroxide - /phe-rik hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)2: iron (II) hydroxide - /ai-ần (tuu) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferrous hydroxide - /phe-rợs hai-đrooc-xai-đ/

IV. Tính chất hóa học của bazơ

1. Tác dụng với chất chỉ thị màu.

2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2 → NaHSO3

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

3. Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ:

KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

4, Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối

tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

3KOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + 3KNO3

5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước

Tạo thành oxit tương ứng và nước.

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

V. Một số bazơ quan trọng

I. Natri hiđroxit

1. Tính chất vật lí

2. Tính chất hóa học

NaOH có những tính chất hóa học của một bazơ tan

a. Làm đổi màu chất chỉ thị

b. Tác dụng với axit (Tạo thành muối và nước)

NaOH + HCl → NaCl + H2O

c. Tác dụng với oxit axit (tạo thành muối và nước)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

3. Ứng dụng

Có nhiều ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống

4. Sản xuất NaOH

Phương pháp: điện phân dung dịch NaCl bão hòa

Thùng điện phân có màng ngăn giữa 2 cực

2NaCl + 2H2O overset{dpdd}{rightarrow} 2NaOH + H2 + Cl2 (có màng ngăn)

II. Canxi hiđroxit

1. Tính chất

a. Cách pha chế dung dịch Ca(OH)2

Có tên gọi thông thường là nước vôi trong.

Để có được nước vôi trong tiến hành hòa tan 1 ít vôi tôi Ca(OH)2 trong nước, ta được nước vôi (hay còn gọi vôi sữa), lọc vôi nước thu được chất lỏng trong suốt, không màu là dung dịch Ca(OH)2. còn được gọi là nước vôi trong.

b. Tính chất hóa học

Ca(OH)2 mang đầy đủ tính chất hóa học của một dung dịch bazơ tan.

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

c. Ứng dụng

2. Thang pH

Nếu pH = 7 → Dung dịch trung tính (không có tính axit, không có tính bazơ)

Nếu PH < 7 → Dung dịch có tính axit. pH càng nhỏ, độ axit càng lớn.

Nếu pH > 7 → Dung dịch có tính ba zơ. pH càng lớn, độ bazơ càng mạnh.

VI. Các dạng bài tập bazo

Dạng 1: Dạng bài tập trung hòa bazo bằng axit

Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Axit + bazo => muối + nước

H2SO4 + KOH → K2SO4 + 2H2O

Ví dụ: Trung hoà hoàn toàn 200 ml dung dịch KOH 0,5M bằng 200 gam dung dịch HCl a%. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch (a%).

Hướng dẫn giải chi tiết

nKOH = VKOH . CMKOH = 0,2 . 0,5 = 0,1 mol

mHCl = mddHCl .C%/100% = 200.a%/100% = 2a

Phương trình hóa học

KOH + HCl → KCl + H2O

1 → 1

?mol 0,1 mol

Từ phương trình ta có nKOH = nHCl = 0,1 mol

=> mHCl = nHCl . MHCl = 0,1.(35,5 + 1) = 3,65 (gam)

=> 2a = 3,65 => a = 1,825

Dạng 2: Dạng bài tập bazo không tan bị nhiệt phân

Ta có phương trình tổng quát:

2M(OH)n → M2On + nH2O

Để làm được loại bài tập này, em cần

Viết đúng phương trình hóa học

Tính số mol, lượng chất đề bài cho

Dựa vào phương trình hóa học, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải bài toán.

Ví dụ: Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là:

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

nFe2O3 = mFe2O3/MFe2O3 = 24/(56.2 + 16.3) = 0,15 mol

Phương trình phản ứng hóa học: 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Theo phương trình hóa học: 2 1

Phản ứng hóa học: ? mol 0,15 mol

Từ phương trình phản ứng

=> nFe(OH)3 = 2.nFe2O3 = 0,3 mol

mFe(OH)3 =nFe(OH)3.MFe(OH)3= 0,3.(56 + 3 + 16.3) = 32,1 gam

Trắc nghiệm kiểm tra kiến thức:

Bài trắc nghiệm được biên soạn bởi KhoaHoc.vn - Chuyên trang học trực tuyến

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Tính chất hóa học của Bazơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/tinh-chat-hoa-hoc-cua-bazo-a8467.html