Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì? Lý Thuyết, Tác Dụng Và Cách Tạo Ra

1. Dòng điện xoay chiều là gì?

Dòng điện xoay chiều là dòng điện theo thời cường độ và chiều sẽ thay đổi theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện này được tạo ra từ biến đổi nguồn điện có một chiều hay từ các máy phát điện xoay chiều. Ví dụ về các đồ vật sử dụng dòng điện xoay chiều là: máy giặt, tủ lạnh máy lạnh,…

Dòng điện xoay chiều

2. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Có hai cách để tạo ra dòng điện xoay chiều như sau:

Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

3. Dòng điện xoay chiều ký hiệu là gì?

Nguồn xoay điện trong tiếng Anh là AC - là viết tắt Alternating Current trong kỹ thuật điện sẽ có hình ngã ~. Đây là biểu tượng gợi đến dạng sóng sin.

4. Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

Giống như dòng điện một chiều, một số tác dụng tiêu biểu của dòng điện xoay chiều là tác động nhiệt, phát sáng, tác động từ. Nhưng so với dòng điện một chiều là lực tác dụng lên nam chân cũng đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

4.1. Tác dụng nhiệt

Đây là tác dụng tiêu biểu của dòng điện xoay chiều. Bóng đèn dây tóc là một ví dụ của tác dụng này, nhiệt lượng từ bóng đèn khi hoạt động. Bàn ủi, lò sưởi điện cũng là một số sản phẩm khác có tác dụng của nhiệt.

Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều

4.2. Tác dụng quang

Các loại bóng đèn phát sáng như bóng đèn bút thử, bóng đèn dây tốc, bút đèn thử bút điện là ví dụ tác dụng quang của dòng điện xoay chiều.

4.3. Tác dụng từ

Khi đưa một định sắt lại gần cuộn dây ta sẽ có tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. Khi dòng điện đổi chiều, tác dụng từ của cuộn dây lên nam châm sẽ thay đổi.

Dòng điện xoay chiều - Tác dụng

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và xây dựng lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý hiệu quả

5. Công suất dòng điện xoay chiều và cách tính

Các đại lượng để tính công suất dòng điện xoay chiều:

Ba đại lượng phụ thuộc để tính công suất là: cường độ dòng điện, điện áp và độ lệch pha so với điện áp của cường độ dòng điện.

$P=U.I.cosalpha$

Kí hiệu có ý nghĩa là:

P: Công suất dòng điện xoay chiều (W)

I: Cường độ của dòng điện (A)

$alpha$: Độ lệch pha giữa điệp áp và cường độ dòng điện

6. Cách tính chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều

Sau đây là cách tính chu kỳ của dòng điện xoay chiều và chú thích về các đơn vị của nó.

$F=frac{1}{T}$

- Các đại lượng để tính chu kỳ và tần số:

+ T: Chu kỳ dòng điện xoay chiều (s), khoảng thời gian để trở lại ban đầu của dòng điện.

+ F: Tần số điện xoay chiều (Hz), dòng điện xoay chiều trong một s được lặp đi lặp lại trạng thái của dòng điện như thế nào.

7. Sự khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và 1 chiều

Dòng điện không có sự thay đổi theo thời gian hay theo hướng là dòng điện một chiều. Những điểm khác biệt của dòng điện xoay chiều và một chiều là:

Dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều

8. Điểm khác nhau giữa dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha

Sau đây, hay cũng tìm hiểu sự khác nhau để phân biệt giữa dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha:

Dòng điện xoay chiều 1 pha

Ở trong mạch điện của dòng điện này có hai dây nối, tùy thuộc vào tần số của nguồn điện bên trong mạch mà chiều hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC thay đổi theo.

Dòng điện xoay chiều một pha được cấp cho từng hộ gia đình sử dụng là dòng điện 220V sẽ có 2 dây là dây pha và dây trung tính.

Dòng điện xoay chiều 3 pha

Đây là dòng điện sẽ gần giống 3 đường điện 1 pha trong mạch điện chạy song song với nhau, cùng 1 dây trung tính. Trong sinh hoạt thường ngày, hệ thống điện thường có 4 dây, 1 dây lạnh, 3 dây nóng (trung tính - OV).

9. Ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong đời sống

Dòng điện xoay chiều được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày của chúng ta, hãy cùng VUIHOC tìm hiểu về những công dụng quen thuộc nhất nhé!

Để giúp các em học sinh thành thạo lý thuyết và ứng dụng vào các bài tập, bài giảng sau đây thầy Nguyễn Huy Tiến sẽ cùng trao đổi với chúng ta một công cụ toán học hữu ích giúp xử lí các bài toán ở mức độ vận dụng - vận dụng cao. Đó là “sử dụng giản đồ vecto để giải bài toán về dòng điện xoay chiều”. Để làm được dạng bài này các em cần vẽ được giản đồ vecto và vận dụng linh hoạt các công thức toán học. Các em cùng chú ý theo dõi bài giảng nhé!

Trên đây toàn bộ kiến thức về dòng điện xoay chiều trong chương trình Vật Lý 12 mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã có thể nắm được toàn bộ lý thuyết cũng như không gặp khó khăn khi gặp các dạng bài tập về điện xoay chiều trong quá trình ôn thi học kì cũng như ôn thi tốt nghiệp THPT. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích, hãy truy cập Vuihoc.vn ngay bây giờ nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

Đặc trưng vật lý của âm

Các Mạch Điện Xoay Chiều

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cac-tac-dung-cua-dong-dien-xoay-chieu-a8238.html