Linh Chi Vũ

Lan hoàng nhạn là một loài lan quý, giá trị cao, thân lá đẹp, hoa đẹp và rất thơm. Với những ai yêu hoa chắc chắn không thể bỏ qua cây lan hoàng nhạn bởi vẻ đẹp bắt mắt của nó.

Cùng Linhchivu.com tìm hiểu rõ hơn đặc điểm, cách trồng và chăm sóc lan hoàng nhạn trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm nhận biết cây Lan Hoàng Nhạn

Lan hoàng nhạn là loại lan giáng hương có tên khoа học là Aerides Odorata X Houlletiana có lá ngắn và rất dễ trồng. Nhìn chung, hoa lan hoàng nhạn có những đặc điểm sau:

- Rễ lan hoàng nhạn thuộc bộ rễ gió với một phần bám vào giá thể, phần còn lại lơ lửng trong không khí. Đầu rễ thường có màu xanh trắng, xanh tím hoặc tím đậm. Phần thân của rễ mang màu trắng ngà, rễ trưởng thành có kích thước lớn hơn

- Lá Lan hoàng nhạn ngắn, khoảng chừng 01 đốt ngón tay, hơi dày, thường khum vào bên trong và xếp đối xứng qua trục thân. Chúng có màu xanh đậm, màu xanh đơn thuần hoặc màu xanh vàng tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà cây tiếp nhận được

- Hương thơm cũng là một đặc điểm nhận biết dễ nhất của loại lan rừng này. Lan Hoàng nhạn có mùi thơm rất nồng nàn, đậm đà, ngọt ngào nhưng lại không gắt.

- Hoa Lan Hoàng Nhạn: Đúng như tên gọi của chúng, Lan Hoàng Nhạn có 02 thời điểm nở hoa là Tháng 4 và Tháng 8.

Hoa lan hoàng nhạn mọc đều ra từ các phía của cần hoa, mỗi hoa to khoảng 1.5-2cm, mọc từ 5 đến 10 hoa tạo thành một vòi hoa dài khoảng 8 - 25cm và rủ xuống thân cây. Với mấy cây mới bói hoa thì vòi hoa khá ngắn 5-8, chỉ từ 3-4 bông.

Hoa có màu như vàng, nâu vàng với độ đậm nhạt phụ thuộc khí hậu từng vùng miền và cách chăm sóc. Môi hoa thường rủ xuống, có màu hồng hoặc tím đậm. Chính vì vậy, những giỏ lan hoàng nhạn với màu sắc sặc sỡ, bông tươi, cánh bay thường rất quý. Hoa lan hoàng nhạn nở từ 6 - 15 ngày là tàn tùy thuộc vào lực của cây và môi trường sống của chúng.

lan-hoang-nhan-thang-8-dac-diem-va-huong-dan-cham-soc-chi-tiet-nhat

Hướng dẫn Cách trồng Lan Hoàng Nhạn Tháng 8

Bước 1: Chuẩn bị giá thể

Giá thể để trồng lan hoàng nhạn được sử dụng phổ biến như than củi, xơ dừa, vỏ dừa, cục gỗ, chậu các loại, rêu giữ ẩm… Trong đó vỏ và xơ dừa cần được xử lý bằng cách ngâm nước vôi trong khoảng 2 tuần để loại bỏ chất chát, than củi cũng ngâm tương tự nhưng thời gian ngâm khoảng 1 tuần.

Bước 2: Xử lý giống

Cây con khi mua về bạn nên treo ngoài nơi thoáng mát gió nhiều trong 1 - 2 ngày để lành vết thương, lá hơi héo nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Bạn hòa Phân bón Bio với nước và nhúng gốc cây con để hỗ trợ kích rễ nhanh hơn.

Bước 3: Làm móc treo, cố định chậu cây, gỗ trồng cây

Làm móc treo trước khi ghép cây sẽ giúp cây chắc chắn và dễ thực hiện hơn, đặc biệt nếu bạn ghép cây lan một mình.

Bước 4: Cho giá thể vào chậu

Đổ giá thể to vào chậu trước, giá thể nhỏ cho vào sau được khoảng 3/4 chậu thì dừng lại.

Bước 5: Cố định cây lan vào chậu, gỗ, lũa

Bạn sử dụng dây đồng 1 lõi bọc nhựa, dây thít nhựa,… để cố định cây lan vào chậu. Lưu ý bạn đặt gốc cây lan vừa chạm vào giá thể là được, không được vùi sâu gốc xuống bên dưới. Trải thêm một ít giá thể lên gốc lan nhưng vẫn phải đảm bảo gốc cây được thoáng, hở gốc

Bước 6: Treo lên giàn

Thực hiện xong các bước trên là bạn có thể treo giỏ lan lên giàn, nhưng để cây hạn chế mầm bệnh cần hạn chế để cây bị dính nước mưa nhé. Ánh nắng khoảng 40% là vừa đủ. Sau thời gian khoảng 02 ngày mới tiến hành tưới cho cây lan.

Hướng dẫn về Cách chăm sóc lan hoàng nhạn

Về độ ẩm

Cây lan ưa độ ẩm cao nhưng cũng cần thoát nước tốt. Bạn nên đặt cây vào nơi thoáng mát, độ ẩm giá thể duy trì từ 70 đến 80% bằng cách thường xuyên tưới nước tối thiểu 3 lần/ngày giai đoạn mới trồng.

Khi rễ lan đã phát triển ổn định, bạn nên tưới ít nhất 01 lần/ngày, hoặc tăng lên 02 lần nếu thời tiết nắng nóng. Lưu ý, nếu cây của bạn trồng trong chậu thì tưới lượng nước ít hơn so với cây ghép vào gỗ nhé.

Điều kiện Ánh sáng

Không cần ánh sáng quá mạnh nhưng không được để thiếu nắng sẽ khiến cây còi cọc. Cây sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện ánh sáng nhẹ, giai đoạn cây con mới trồng nên đặt chậu vào chỗ mát, khi cây sinh trưởng ổn định có thể giảm che sáng để cây tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn.

Ngoài ra, loại lan này ưa gió và phát triển tốt trong điều kiện thoáng khí. Do đó bạn nên đặt chậu nơi cao ráo thoáng mát trong vườn.

Sử dụng phân bón

Phân bón lá và phân tan chậm là những loại phân bón phù hợp nhất để giúp cây phát triển tốt. Sản phẩm Phân bón Bio tại Linhchivu.com Thay thế hoàn toàn các loại phân bón hóa học và hữu cơ truyền thống khác cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp cây xanh mướt, chắc khỏe.

- Giai đoạn 1 (từ 1- 30 ngày sau trồng): Sử dụng phân bón Bio Siêu kích rễ để kích thích cây ra rễ, dưỡng rễ, rễ mau ra và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

- Giai đoạn 2 (khi cây đã ra rễ con): Sử dụng phân bón Bio Siêu tăng trưởng tại để bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp cây lớn nhanh, phát triển tốt.

- Giai đoạn 3 (khi cây ra hoa): Sử dụng phân bón Bio dưỡng hoa để hoa lan lên màu đẹp, lâu tàn, hạn chế sâu bệnh.

Phòng bệnh

Lan hoàng nhạn có sức sống mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt nên cây ít bị bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn nên Định kỳ sử dụng thuốc trị nấm và vi khuẩn cho cây, đặc biệt cẩn trọng với một loại bệnh thường xuất hiện trên lan hoàng nhạn, là bệnh thối nhũn. Nếu cây lan xuất hiện dấu hiệu bị thối nhũn thì bạn cần cắt bỏ ngay vết bệnh, sau đó sử dụng hỗn hợp vôi pha nước bôi lên bề mặt vết cắt.

Lời kết:

Trên đây là những Hướng dẫn về Cách nhận biết, cách trồng cũng như cách nhận biết của loại Lan hoàng nhạn tháng 8 mà Linhchivu.com đã tổng hợp.

Nếu bạn muốn đón thêm một thành viên mới về vườn hoa nhà mình xin vui lòng gọi đến Hotline 0945.827.636 để được Linhchivu.com hỗ trợ tư vấn bạn nhé!

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/hoang-nhan-a7607.html