Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính: Nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính khá phổ biến, có thể tiến triển nặng, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Việc trang bị kiến thức về bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người bệnh có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là gì?

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính hay thiếu máu cơ tim cục bộ mạn là bệnh động mạch vành ổn định hay cơn đau thắt ngực ổn định. Đây là bệnh lý thường gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển với gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị rất lớn.

Thiếu máu cơ tim (còn gọi là bệnh động mạch vành, bệnh mạch vành tim, bệnh suy vành) là tình trạng gây ra bởi động mạch vành bị hẹp làm hạn chế cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng nuôi tim, gây tổn thương một phần cơ tim. (1)

Cơn đau thắt ngực ổn định
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là các cơn đau thắt ngực ổn định

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh là cơn đau thắt ngực ổn định. Đau thắt ngực ổn định chính là sự ổn định của các mảng xơ vữa động mạch vành. Trong quá trình phát triển của các mảng xơ vữa, một số trường hợp do nứt mảng xơ vữa có thể gây hẹp hoặc tắc lòng mạch một cách nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là hội chứng vành cấp (tiếng Anh là Acute Coronary Syndrome) gồm đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim ST chênh và nhồi máu cơ tim ST không chênh.

Ngược lại, trong trường hợp người bệnh có hội chứng vành cấp được điều trị ổn định sau 1 năm sẽ được coi là bệnh mạch vành ổn định.

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn gồm nhóm yếu tố thay đổi được và nhóm yếu tố không thay đổi được:

Nhóm yếu tố nguy cơ không thay đổi được

Nhóm yếu tố nguy cơ thay đổi được

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tim mạch
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch

Dấu hiệu bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim

Bệnh được nhận diện thông qua các cơn đau thắt ngực ổn định có đặc điểm: (2)

Cơn đau thường ngắn (3-5 phút), có thể dài hơn nhưng thông thường không quá 20 phút. Trong trường hợp cơn đau kéo dài và xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi, người bệnh cần đề phòng cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim. Đồng thời, với những cơn đau quá ngắn dưới 1 phút, người bệnh cần nghĩ đến nguyên nhân khác ngoài bệnh tim mạch.

“Không phải trường hợp thiếu máu cơ tim mạn nào cũng có những cơn đau thắt ngực ổn định với đặc điểm điển hình. Nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu ở ngực, căng tức ngực, cứng hàm khi gắng sức… Do đó, khuyến cáo người bệnh nên thăm khám sớm và thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý”, bác sĩ Võ Ngọc Cẩm cho biết.

Phương pháp chẩn đoán

BS.CKII Võ Ngọc Cẩm, Phó khoa Hồi sức Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, tại Trung tâm Tim mạch Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, việc chẩn đoán căn bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là một quy trình chặt chẽ gồm các bước: (3)

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ khai thác các triệu chứng của bệnh nhân, thăm hỏi tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình, tiến hành các bước thăm khám ban đầu gồm đo huyết áp, nghe tim…

Chẩn đoán cận lâm sàng

Khi người bệnh có những triệu chứng nghi ngờ hoặc gợi ý căn bệnh thiếu máu cơ tim mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng gồm:

Trang thiết bị chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính
BVĐK Tâm Anh sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Bác sĩ Võ Ngọc Cẩm cho biết, mục tiêu chủ yếu của việc điều trị là: (4)

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và kết quả chẩn đoán mà có nhiều cách điều trị khác nhau. Trong đó, điều trị nội khoa vẫn là phương pháp chủ yếu được áp dụng cho hầu hết các trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính hay cơn đau thắt ngực ổn định.

Điều trị nội khoa

Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị cơn đau thắt ngực ổn định gồm:

Lưu ý: Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ điều trị.

Điều trị can thiệp

Trong trường hợp đã điều trị nội khoa tích cực nhưng bệnh nhân vẫn còn triệu chứng đau ngực, bác sĩ có thể chỉ định điều trị can thiệp để tăng khả năng tưới máu cơ tim.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có nguy hiểm không?

“Thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính có nguy hiểm không” là thắc mắc chung của bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Võ Ngọc Cẩm cho biết, bệnh hoàn toàn không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị hiệu quả, bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, có kế hoạch chăm sóc và quản lý bệnh tốt.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh phát hiện và điều trị muộn, bệnh có thể tiến triển thành hội chứng mạch vành cấp, người bệnh có nguy cơ gặp cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nguy hiểm nhất là đột tử. Do đó, việc can thiệp điều trị sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này.

Biện pháp phòng ngừa

Người bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh tim thiếu máu cục bộ bằng cách kiểm soát tốt nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Cụ thể là:

Tham khảo: 12 loại thực phẩm bệnh nhân thiếu máu cơ tim nên ăn

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có thể cướp đi tính mạng người bệnh nếu chủ quan không điều trị từ sớm. Do đó, việc trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tầm soát và điều trị bệnh hiệu quả!

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/benh-tim-thieu-mau-cuc-bo-man-la-gi-a7417.html