Lý thuyết bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thức

Lý thuyết: Hóa trị và công thức hóa học

I. Công thức hóa học

- Khái niệm: Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số chân bên phải kí hiệu hóa học

Ví dụ 1:

+ Công thức hóa học của oxygen: O2

+ Công thức hóa học của carbon dioxide: CO2

Cách viết công thức hóa học

- Công thức hóa học của đơn chất:

+ Đơn chất được tạo thành từ nguyên tố kim loại, khí hiếm và một số phi kim thì kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học

Ví dụ 2: Đồng (Cu), Sắt (Fe), Helium (He), Carbon (C), Lưu huỳnh (S)

+ Một số phi kim có phân tử gồm 2 hay 3 nguyên tử liên kết với nhau thì thêm chỉ số này ở chân bên phải kí hiệu hóa học

Ví dụ 3: Oxygen (O­­2), Hydrogen (H2), Ozone (O3),…

- Công thức hóa học của hợp chất: gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra hợp chất kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học. Chỉ số cho biết số nguyên tử mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất (chỉ số bằng 1 thì không ghi)

Ví dụ 4: Công thức hóa học của khí methane là CH4, muối ăn là NaCl

Ý nghĩa của công thức hóa học

Công thức hóa học cho biết:

- Các nguyên tố hóa học tạo nên chất

- Số nguyên tử hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong phân tử

- Khối lượng phân tử của chất

Ví dụ 5: Công thức hóa học của calcium carbonate là CaCO3, cho biết:

+ Calcium carbonate gồm ba nguyên tố là Ca, C, O

+ Trong một phân tử calcium carbonate có một nguyên tử Ca, một nguyên tử C, ba nguyên tử O và tỉ lệ số nguyên tử Ca : C : O là 1 : 1 : 3

+ Khối lượng phân tử = 40 + 12 + 16.3 = 100 (amu)

Biết công thức hóa học, tính được phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất:

Bước 1: Tính khối lượng phân tử hợp chất

Bước 2: Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:

Ví dụ 6: Xét hợp chất MgO

Lý thuyết bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thức</>

II. Hóa trị

1. Khái niệm hóa trị

- Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác

Ví dụ 7: Trong phân tử nước, mỗi nguyên tử H có 1 cặp electron dùng chung với nguyên tử O nên H có hóa trị I; nguyên tử O có hai cặp electron dùng chung với 2 nguyên tử H nên O có hóa trị II

2. Quy tắc hóa trị

Ví dụ 8:

- Phân tử H2O

Nguyên tố

H

O

Hóa trị

I

II

Số nguyên tử

2

1

Tích hóa trị và số nguyên tử

I x 2 = II x 1

- Phân tử CO2

Nguyên tố

C

O

Hóa trị

IV

II

Số nguyên tử

1

2

Tích hóa trị và số nguyên tử

IV x 1 = II x 2

Lý thuyết bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thức</>

III. Lập công thức hóa học của hợp chất

1. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi S hóa trị VI và O

Lý thuyết bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thức</>

2. Lập công thức hóa học của hợp chất theo phần trăm các nguyên tố

Bước 1: Đặt công thức hóa học của chất AxBy

Bước 2: Tính khối lượng của A, B trong một phân tử chất

Bước 3: Tìm x, y

Ví dụ: R là hợp chất của S và O, khối lượng phân tử của R là 64 amu. Biết phần trăm khối lượng của oxygen trong R là 50%. Hãy xác định công thức hóa học của R

Lý thuyết bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thức</>

Sơ đồ tư duy:

Lý thuyết bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - KHTN 7 Kết nối tri thức</>

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/y-nghia-cong-thuc-hoa-hoc-a7347.html