Thời tiết thay đổi khiến nhiều người mắc bệnh, nhất là bệnh cảm với những triệu chứng cực kỳ khó chịu như: nóng, sốt, hắt hơi, sổ mũi,… Những lúc như thế, nhiều người lại khuyên hãy ăn một tô cháo tía tô để giải cảm.
Theo PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM), lá tía tô là một loại rau ăn sống vừa ngon vừa có vị thuốc. Lá tía tô có vị cay, the, có mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải độc và an thai rất tốt.
Ngoài ra, tía tô còn chứa nhiều vitamin C, A, E cùng các khoáng chất như sắt, canxi, photpho. Đặc biệt, trong lá tía tô có tinh dầu có tác dụng chống viêm, chống dị ứng,…nên rất hữu ích cho những đối tượng đang bị viêm đường hô hấp trên, nhất là viêm mũi dị ứng.
Bên cạnh khả năng chống dị ứng, tía tô còn là vị thuốc giúp giải cảm hiệu quả. Bác sĩ Bay cho biết, nếu bạn đang bị cảm, hãy ăn một tô cháo tía tô còn nóng, nó sẽ giúp xuất hiện mồ hôi, giải cảm nhanh, tiêu hóa tốt và cơ thể nhanh chóng hồi phục trở lại.
Cháo tía tô có tác dụng giải cảm hiệu quả nhưng để phát huy được tác dụng này bạn đừng nấu tía tô quá lâu trên bếp vì nấu lâu có thể làm bay mất tinh dầu có trong loại rau này.
Dưới đây là một số cách nấu cháo tía tô giải cảm nhanh, hiệu quả:
Gạo cho vào một chiếc nồi và đem vo sạch, sau khi vo xong thì chắc bỏ nước và đem gạo đi rang. Việc rang gạo sẽ giúp gạo nhanh nở và nước cháo không bị nhớt.
Sau đó, cho nước và gạo rang vào nồi nấu đến khi gạo nhừ, có thể nêm thêm một chút muối.
Múc cháo ra tô, cho gừng thái sợi và hành lá thái nhỏ vào, trộn đều lên. Cuối cùng hãy cho lá tía tô thái sợ vào.
Xem thêm: Khám phá 7 công dụng của nước lá tía tô cùng cách nấu nước uống giúp 'giữ dáng đẹp da'
Thịt heo bằm đem ướp với ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng nước mắm, và phần đầu hành lá được cắt nhỏ. Sau đó dùng đũa trộn đều rồi để yên cho thấm gia vị.
Cà rốt và khoai tây đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành hình hạt lựu.
Lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ.
Gạo đem đi vo bằng nước sạch, sau đó cho vào nồi cùng khoai tây và cà rốt, chế vào một lượng nước vừa đủ. Bắc lên bếp và nấu cho sôi thì hạ nhỏ lửa, cứ mỗi 2 phút khuấy đều cháo một lần để đỡ dính vào đáy nồi.
Nấu đến khi gạo nở, khoai tây và cà rốt chín và có độ nhừ vừa phải thì cho thịt bằm vào. Dùng muôi (vá) khuấy đều để thịt bằm quện đều vào cháo.
Vặn lửa lớn để cháo sôi lại thì tắt bếp. Cho cháo ra tô, rắc lên trên phần tía tô đã cắt nhỏ, rồi trộn đều là có thể ăn. Nên ăn cháo khi còn nóng để đạt hiệu quả cao.
Gạo đem vo sạch khoảng 2 lần nước.
Hành lá cắt bỏ phần thân, chỉ lấy lá, rửa sạch và cắt nhỏ.
Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
Cho gạo vào vào nồi cùng 1 lít nước, bắc nồi lên bếp và nấu với lửa lớn để nước nhanh sôi, sau đó thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu. Khi cháo sôi, tiến hành vớt bọt, thêm vào khoảng 200ml nước nếu thấy nước đã cạn. Trong quá trình nấu cháo cần khuấy cháo thường xuyên để cháo không bị dính đáy nồi.
Sau khoảng 25 phút nấu cháo, bạn nêm vào khoảng ½ muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê muối rồi tiếp tục nấu thêm khoảng 5 phút nước đến khi thấy cháo chín nhừ, thì nêm nếm lại lần nữa rồi có thể tắt bếp.
Múc cháo ra tô, cho vào 2 lòng đỏ trứng gà, lá tía tô và hành lá, sau đó trộn đều. Để tăng tính ấm, bạn có thể thêm một ít tiêu xay hoặc ớt băm vào trong tô cháo.
Xem thêm: Những món ăn từ lá tía tô vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh
Trên thực tế, chỉ cần ăn cháo với tía tô là đã có tác dụng giải cảm, tuy nhiên, nếu bạn muốn ngon hơn và có thêm dưỡng chất thì nấu cháo tía tô với thịt bằm, xương heo, trứng gà, hàu, hến, cá lóc... đều được, bởi chúng đều có tác dụng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn cảm.
Như vậy, cháo tía tô vừa dễ nấu, dễ ăn, dễ tiêu hóa lại có tác dụng giải cảm vô cùng hiệu quả. Do đó, hãy ghi nhớ món ăn này để mỗi khi bị cảm thì nấu và ăn ngay một tô cháo tía tô nhé.
Xem nội dung bài viết nhanh hơn tại video này:
Bạn có thể nghe lại phần tư vấn trực tiếp của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới:
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/cach-nau-chao-tia-to-giai-cam-a7310.html