Xem ngày Tốt xấu : Những ngày quan trọng, những ngày xấu nên tránh

Xem ngày Tốt xấu : Những ngày quan trọng, những ngày xấu nên tránh được tổng hợp lại để tiện theo dõi

>> Chiêm ngưỡng Tượng Phật Chùa Ông Núi lớn nhất Đông Nam Á tại Bình Định

>> 200+ mẫu Tượng Phật Đá đẹp, được thờ phổ biến, giá gốc tại Xưởng

Những ngày tốt xấu cần lưu ý

Ngày Hoàng Đạo, ngày Hoặc Đạo, giờ Hoàng Đạo, giờ Hoắc Đạo:

Ngày hoàng đạo là những ngày tốt

Ngày Hoắc đạo là những ngày xấu nhưng đối với những việc liên quan đến người âm thì có thể làm được!

Hoàng Đạo, Hắc Đạo

Theo tín ngưỡng của người xưa, mặt trời tức là ông Trời- là vị thần tối cao tạo ra muôn loài. Mọi vật, mọi việc, mọi quy luật trên thế gian đều là do ngài quyết định và đều nằm dưới quyền kiểm soát của ngài. Từng chặng đường đi của ông Trời đều có các vị thần hộ mạnh, mỗi vị thần chính là một ngôi sao sáng trên bầu trời. Có vị thần thiện cũng có vị thần ác, mỗi thần đều được ông Trời giao phó cho một nhiệm vụ quan trọng. Chính vì thế mà trong 12 giờ có 12 vị Thần sát luân phiên nhau làm nhiệm vụ, mỗi vị đảm nhận một ngày trong tháng trong năm. Đường đi của các thần thiện được gọi là Hoàng đạo còn đường thần ác đi chính là Hắc đạo.

Ngày hoàng đạo, ngày hắc đạo là gì?

Ngày hoàng đạo là gì?

Như đã nói ở trên, ngày hoàng đạo chính là ngày mà thần thiện phát huy tối đa năng lực của mình để thực hiện nhiệm vụ ông Trời giao phó. Người ta tin rằng, những việc khởi đầu vào ngày Hoàng đạo sẽ được các sao tốt soi sáng, giúp mọi việc tiến triển may mắn, thuận lợi hơn. Đó cũng là lý do tại sao người Việt thường xem ngày tốt để tiến hành những việc quan trọng như cưới xin, ăn hỏi, xây nhà, mua xe...

Ngày hắc đạo là gì? Theo quan niệm dân gian, ngày hắc đạo là ngày mà thần ác chú tìm. Với một sức mạnh tối cao, không ai có thể ngăn cản được thần ác hoành hành. Vì thế trong ngày hắc đạo, mọi người thường tránh làm những việc quan trọng nhưu động thổ, xây nhà cửa...nếu không sẽ gặp phải rắc rối và kết quả cũng không được như ý muốn.

Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?

Giờ hoàng đạo là khung thời gian mà thần tốt cai quản, trong khung giờ đó làm việc sẽ đạt được kết quả tốt đẹp và suôn sẻ hơn. Trái ngược với giờ hoàng đạo là giờ hắc đạo, đây là các giờ mà vị thần ác ngự trị, năng lượng âm nhiều hơn dương.

Trong một ngày có nhiều giờ hoàng đạo và nhiều giờ hắc đạo. Mỗi ngày sẽ có khung giờ hoàng đạo và hắc đạo khác nhau.

Ngày sát chủ:

Ngày sát chủ là ngày gây hại cho đối tượng sử dụng ngày đó, khiến chủ thể sử dụng ngày sát chủ hoặc sử dụng vật dụng, tiến hành công việc trong ngày này gặp nhiều bất lợi, ảnh hưởng về sức khỏe, có thể bị hao tài tốn của, đau yếu, bệnh tật, tai nạn thậm chí mất cả tính mạng…

Ngày sát chủ âm được tính theo tháng âm và chi ngày. Và dưới đây là những ngày sát chủ tương ứng với từng tháng. Cụ thể như sau:

* Ngày Sát Chủ âm tháng 1: ngày Tỵ * Ngày Sát Chủ âm tháng 2: ngày Tý * Ngày Sát Chủ âm tháng 3: ngày Mùi * Ngày Sát Chủ âm tháng 4: ngày Mão * Ngày Sát Chủ âm tháng 5: ngày Thân * Ngày Sát Chủ âm tháng 6: ngày Tuất * Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 7: ngày Hợi * Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 8: ngày Sửu * Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 9: ngày Ngọ * Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 10: ngày Dậu * Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 11: ngày Dần * Ngày phạm Sát Chủ âm tháng 12: ngày Thìn

Ngày vãng vong:

Ngày vãng vong là một trong những ngày xấu nhất mà bất kỳ ai khi làm công việc gì cũng đều phải tránh. Mới chỉ nghe đến tên thôi bạn có thể thấy ngày này có gì có không hay, không tốt. Đúng vậy, ngày Vãng Vong là ngày Lục Sát hay còn gọi đó là “ngày đi mà không về”. Đây là một trong 4 hung tinh mang đến nhiều điều xấu, trắc trở, phiền muộn, chết chóc, mất tài mất của…

Ngày vãng vong rơi vào các ngày như sau:

* Tháng giêng ngày vãng vong rơi vào các ngày Dần (Hổ) * Tháng Hai ngày xấu vãng vong rơi vào các ngày Tỵ (Rắn) * Tháng Ba ngày vãng vong là các ngày Thân trong tháng. * Vào tháng Tư ngày vãng vong rơi vào ngày Hợi * Tháng Năm ngày vãng vong rơi vào ngày Mão (Mèo) * Tháng Sáu ngày xấu vãng vong rơi vào ngày Ngọ (Ngựa) * Tháng Bảy (tháng Cô hồn) ngày vãng vong rơi vào ngày Dậu. * Tháng Tám ngày xấu vãng vong là các ngày Tý (Chuột) * Tháng Chín ngày xấu vãng vong rơi vào ngày Thìn. * Tháng mười ngày vãng vong rơi vào ngày Mùi * Tháng 11 ngày xấu Vãng vong rơi vào ngày Tuất. * Tháng 12 ngày vãng vong rơi vào ngày Sửu.

Ngày tam nương:

Trong một tháng, luôn có 6 ngày Tam Nương rơi vào những ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch.

Ngày Tam Nương là ngày gì? Theo nghĩa triết tự, ” Tam ” có nghĩa là ba, ” Nương ” có nghĩa là người phụ nữ. Như vậy, “Tam Nương” có nghĩa là ba người đàn bà.

Theo dân gian Trung Quốc, ba người phụ nữ ấy là Muội Hỷ, Đát Kỷ và Bao Tự. Họ là những người có sắc đẹp ” khuynh nước khuynh thành “, được coi là hồng nhan họa thủy. Vì với vẻ đẹp tuyệt sắc của họ, họ đã làm cho những ông vua lúc bấy giờ đắm chìm trong sắc dục, bỏ bê việc nước dẫn đến mất nước.

Những kiêng kị trong ngày Tam Nương:

Theo quan niệm dân gian đây là ngày xấu. Và điều đó nó cũng được xác minh bằng khoa học. Mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu thời tiết xấu làm cho mọi người khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm mọi việc kém minh mẫn và hiệu quả. Còn khi thời tiết tốt thì làm cho cơ thể khỏe mạnh, trí não hưng phấn và là tiền đề cho mọi việc trôi trảy, đạt hiệu quả cao.

Vì thế những ngày Tam Nương không nên làm việc lớn và kiêng kỵ việc đi ra ngoài, đặc biệt là những chuyến đi xa hoặc vất vả.

Cách giải hóa ngày Tam Nương:

Có thể cách đơn nhất để giải hóa ngày Tam Nương chính là bạn tránh ngày này, không nên làm các việc lớn vào ngày Tam Nương. Nếu bắt buộc vẫn phải làm vào ngày này thì bạn có thể chọn giờ tốt của ngày đó để tiến hành.

Tinh toán 12 Trực

Trực được coi là một trong những căn cứ đầu tiên xét tốt xấu - cát hung của tháng, ngày, giờ của thời điểm muốn lựa chọn để tiến hành làm một việc gì đó. Trực còn là tên gọi khác của các sao trong chòm sao Diêu Quang, Phá Quân tinh (hay Dao Quang tinh). Trong thiên văn học hiện đại, người ta cũng gọi đây là chuôi của chòm sao Bắc Đẩu (hay Đại Hùng tinh).

Theo thuyết Âm Dương hiện nay, trực cũng được coi như một ranh giới để phân chia các tháng tính theo tiết khí bằng Hòa trực. Khi xem lịch, nếu thấy tên hai ngày liền nhau cùng mang một trực thì đây là thời điểm giao tiết khí giữa hai tháng.

Trong phong thủy, có tất cả 12 trực, mỗi ngày ứng với một trực theo trình tự lần lượt là:

* 1. Trực Kiên * 2. Trực Trừ * 3: Trực Mãn * 4: Trực Bình * 5: Trực Định * 6: Trực Chấp * 7: Trực Phá * 8: Trực Nguy * 9: Trực Thành * 10: Trực Thâu * 11: Trực Khai * 12: Trực Bế

Ý nghĩa của 12 trực trong phong thủy

Theo sự vận hành của các sao cát - hung, tốt - xấu thì có sao ứng với ngày trực, đó là: Sao Nguyệt Phá sẽ trùng với Trực Phá; sao Thiên Hỷ sẽ trùng với Trực Thành… Bởi thế cho nên trong thập nhị trực nói trên, các trực như: Trực Trừ, Trực Định, Trực Nguy, Trực Khai là bốn trực đem lại cát lợi hay còn gọi là Tứ Hộ Thần. Hai trực là: Trực Chấp, Trực Kiên là bán cát bán hung tức là có cả tốt, cả xấu. Sáu trực còn lại là: Trực Bế, Trực Mãn, Trực Bình, Trực Phá, Trực Thành, Trực Thu là thần hung mang nhiều điềm xấu.

Cụ thể như sau:

* Trực Kiên: Ngày có Trực Kiên là ngày đầu tiên trong 12 ngày trực. Đây được coi như một khởi đầu mới mẻ, sự nảy nở và sinh sôi. Ngày trực này vô cùng cát lợi cho các việc như: khai trương, nhậm chức, cưới hỏi, trồng cây, đền ơn đáp nghĩa. Xấu cho các việc động thổ, chôn cất, đào giếng, lợp nhà.

* Trực Trừ: Ngày có Trực Trừ là ngày thứ hai trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn thứ hai vừa mang ý nghĩa cát lẫn hung. Nghĩa là bớt đi những điều không tốt đẹp, trừ đi những thứ không phù hợp và thay thế những thứ tốt hơn, chất lượng hơn. Ngày có trực này nên tiến hành các công việc như: trừ phục, dâng sao giải hạn, tỉa chân nhang, thay bát hương… Bên cạnh đó cũng không nên làm các việc như chi xuất tiền lớn, ký hợp đồng, khai trương, cưới hỏi.

* Trực Mãn: Ngày có Trực Mãn là ngày thứ ba trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn phát triển sung mãn của vạn vật, đi đến vẹn toàn và đủ đầy. Ngày có trực này nên làm những việc như cúng lễ, xuất hành, sửa kho. Ngoài ra cần lưu ý ngày này xấu cho việc chôn cất, kiện tụng, hay nhậm chức.

* Trực Bình: Ngày có Trực Bình là ngày thứ tư trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn lấy lại bình hòa cho vạn vật. Vì thế mà ngày có trực này mọi việc đều tốt. Tốt nhất cho các việc di dời bếp, giao thương, mua bán.

* Trực Định: Ngày có Trực Định là ngày thứ năm trong 12 ngày trực. Cũng giống như Trực Bình, Trực Định cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp về sự vẹn toàn, đủ đầy. Ngày có trực này nên làm các việc buôn bán, giao thương, làm chuồng gia súc. Bên cạnh đó, cần tránh các việc như thưa kiện, xuất hành đi xa.

* Trực Chấp: Ngày có Trực Chấp là ngày thứ sáu trong 12 ngày trực. Khác với Trực Bình, Trực Định thì Trực Chấp mang ý nghĩa giữ gìn, bảo toàn nhưng lại có tâm lý “cố chấp”, bảo thủ, không chịu tiếp thu những cái mới mẻ. Đây cũng là giai đoạn báo hiệu sắp xảy ra một thời kỳ suy thoái. Ngày có trực này tốt cho các việc tu sửa, tuyển dụng, thuê mướn người làm. Ngoài ra nên chú ý không nên xuất nhập kho, truy xuất tiền nong, an sàng.

* Trực Phá: Ngày có Trực Phá là ngày thứ bảy trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn báo hiểu những sụp đổ của những thứ lỗi thời, cũ kỹ. Cho nên, việc tốt nên làm trong ngày có trực này là đi xa, phá bỏ công trình, nhà ở cũ kỹ. Cần lưu ý thêm rất xấu cho những việc mở hàng, cưới hỏi, hội họp.

* Trực Nguy: Ngày có Trực Nguy là ngày thứ tám trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn báo hiệu sự nguy hiểm, suy thoái đến cực điểm. Ngày có trực này cực kỳ xấu, rất ít người lựa chọn làm các công việc làm ăn kinh doanh buôn bán, động thổ, khai trương hay cưới xin, thăm hỏi. Vào ngày có Trực Nguy nên làm lễ bái, cầu tự, tụng kinh.

* Trực Thành: Ngày có Trực Thành là ngày thứ chín trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn cái mới được khởi đầu, tạo ra và hình thành. Chính vì vậy, ngày có trực này rất tốt. Nên làm các việc như nhập học, kết hôn, dọn về nhà mới. Tránh các việc kiện tụng, cãi vã, tranh chấp.

* Trực Thâu: Ngày có Trực Thâu là ngày thứ mười trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn gặt hái thành công, thu về kết quả. Ngày có trực này nên làm các việc mở cửa hàng, cửa tiệm, lập kho, buôn bán. Không nên làm các việc như ma chay, an táng, tảo mộ.

* Trực Khai: Ngày có Trực Khai là ngày thứ mười một trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn mọi vật sau khi quy tàng, thì thuận lợi, hanh thông bắt đầu mở ra. Ngày có trực này thường được nhiều người sử dụng để làm các việc lớn như động thổ làm nhà, kết hôn vì đây là ngày có nhiều cát lành, may mắn. Bên cạnh đó, cần lưu ý kiêng các việc như an táng, động thổ vì người ta quan niệm nó không được sạch sẽ.

* Trực Bế: Ngày có Trực Bế là ngày cuối cùng trong 12 ngày trực. Đây là giai đoạn mọi việc trở lại khó khăn, gặp nhiều gian nan, trở ngại. Ngày có trực này thường không được sử dụng cho các việc nhậm chức, khiếu kiện, đào giếng mà chỉ nên làm các việc như đắp đập đê điều, ngăn nước, xây vá tường vách đã lở. Tóm lại, sự ảnh hưởng của các ngày trực đến mỗi người là khác nhau. Nó còn phụ thuộc, tùy thuộc vào các vì sao của những ngày này và thời gian, giờ giấc khởi công sự việc. Vì thế mà chúng ta cần phải biết bản chất, ý nghĩa cơ bản của các trực trong phong thủy để có thể chọn lựa việc cần làm, việc nên tránh một cách dễ dàng, hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức Xem ngày Tốt xấu hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn ngày giờ tốt để làm những việc mình mong muốn!

Xem thêm: >> 200+ mẫu Tượng Phật Đá đẹp, được thờ phổ biến, giá gốc tại Xưởng

Nguồn: Phan Thiên tổng hợp và sắp xếp, chọn lọc.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/truc-dinh-la-gi-a6568.html