Ung thư môi: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Ung thư môi là một loại ung thư xuất hiện tại vùng môi. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào dọc theo môi trên và môi dưới, nhưng phổ biến nhất là ở môi dưới. Ung thư môi được coi là một loại ung thư miệng. Hầu hết các loại ung thư môi là ung thư biểu mô tế bào vảy. Có nghĩa là tế bào ung thư bắt nguồn từ các tế bào mỏng, phẳng ở lớp giữa và lớp ngoài của da gọi là tế bào vảy.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm phơi nắng quá mức và sử dụng thuốc lá. Điều trị ung thư thường bằng phương pháp phẫu thuật, mục đích là để loại bỏ tế bào ung thư. Ung thư môi có khả năng được chữa khỏi cao nếu chẩn đoán sớm.

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư môi

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân thật sự gây ung thư môi.

Nói chung, ung thư bắt đầu khi các tế bào phát triển những đột biến trong gen. Những đột biến này dẫn đến sự nhân lên không kiểm soát và không chết đi của tế bào. Các tế bào đột biến dần dần tích tụ tạo thành một khối u. Sau đó khối u có thể xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể bình thường.

Tuy nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng các yếu tố nguy cơ dưới đây đã được xác nhận là làm tăng nguy cơ mắc ung thư môi:

Thuốc lá và rượu bia được xem là các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư môi.
Thuốc lá và rượu bia được xem là các yếu tố nguy cơ chính gây ung thư môi

Ung thư môi có những biểu hiện nào?

Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư môi là vết loét trên môi không lành.

Các triệu chứng khác được ghi nhận, bao gồm:

Ung thư môi cũng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Ung thư môi đã lan rộng (di căn) có thể gây ra các triệu chứng ở miệng, cổ và các khu vực khác của cơ thể.

Ung thư môi
Ung thư môi

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Nếu người bệnh có các triệu chứng nêu trên, hãy đến khám tại cơ sở y tế.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám môi, miệng, mặt và cổ để tìm các tổn thương và xác định nguyên nhân.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về:

Nếu nghi ngờ một người mắc ung thư môi, thực hiện sinh thiết có thể xác nhận chẩn đoán. Trong khi sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ ở nơi tổn thương. Mẫu mô sau đó được quan sát trong phòng thí nghiệm bệnh lý dưới kính hiển vi. Mục đích để xác định ung thư, loại ung thư và mức độ xâm lấn.

Nếu kết quả sinh thiết chẩn đoán xác định ung thư môi, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác để xác định ung thư đã tiến triển bao xa, hoặc có lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Có những cách nào để điều trị ung thư môi?

Điều trị hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và bất kỳ tác dụng phụ nào của điều trị. Các phương pháp bao gồm:

Bỏ hút thuốc lá trước khi điều trị có thể cải thiện kết quả điều trị
Bỏ hút thuốc lá trước khi điều trị có thể cải thiện kết quả điều trị

Các biến chứng có thể gặp khi điều trị

Nếu không được điều trị, khối u có thể lan sang các nơi khác của miệng và lưỡi, cũng như các bộ phận xa của cơ thể. Nếu ung thư lan rộng sẽ trở nên khó chữa và tiên lượng xấu hơn.

Ngoài ra, điều trị ung thư môi có thể có nhiều hậu quả về chức năng và thẩm mỹ. Những người đã phẫu thuật để loại bỏ các khối u lớn trên môi có thể gặp rắc rối với tiếng nói, nhai và nuốt sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật cũng có thể dẫn đến biến dạng môi và mặt. Do đó, cần gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể cải thiện vấn đề nói. Bác sĩ phẫu thuật tái tạo hoặc thẩm mỹ cũng có thể tạo hình lại xương và các mô của khuôn mặt.

Một số tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị bao gồm:

Tiên lượng của bệnh như thế nào?

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư môi

Những cách đơn giản bạn có thể thực hiện để phòng ngừa mắc bệnh ung thư môi là:

Nhìn chung, ung thư môi là dạng ung thư khá phổ biến ở vùng đầu cổ. Tiên lượng của ung thư môi là tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Mọi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiện đầu tiên của bệnh. Ngoài ra, việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Lối sống lành mạnh không thuốc lá, rượu bia là một trong những biện pháp tốt không chỉ ngăn ngừa được ung thư môi mà còn ngăn ngừa được các bệnh lý ung thư khác.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/dau-hieu-ung-thu-moi-a6201.html