Nhịp chậm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nhịp chậm xoang có xu hướng xảy ra nhiều ở những người lớn tuổi. Khi nhịp chậm xoang không có triệu chứng khác đi kèm thì nó được coi là lành tính. Ngược lại, nếu có thêm các biểu hiện khác, đồng nghĩa với việc nhịp xoang chậm trở nên nguy hiểm. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng của nhịp chậm xoang là gì? Để từ đó có biện pháp khắc phục và phòng ngừa tốt hơn.

Nhịp chậm xoang

Nhịp chậm xoang là gì?

Nhịp chậm xoang là tình trạng nút xoang phát tín hiệu thấp hơn bình thường, nhịp tim đo được dưới 60 lần/phút khi nghỉ. Các triệu chứng mệt mỏi, khó thở thường xuất hiện rõ rệt khi nhịp tim thấp dưới 50 lần/phút. Trường hợp nhịp chậm dưới 45 lần/phút, người bệnh có thể thấy choáng, ngất xỉu.

Nhịp chậm xoang có thể do một số tình trạng sức khỏe gây ra. Nhưng ở một số đối tượng như vận động viên, người hoạt động thể lực thường xuyên,… nhịp tim của họ thường thấp hơn, dao động trong mức khoảng 55 - 60 lần/phút. Nhiều khả năng nhịp tim chậm xoang xảy ra khi bạn đang ngủ sâu giấc.

Việc xác định chậm nhịp xoang sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Ở người cao tuổi, nhịp tim có xu hướng chậm lại một cách tự nhiên khi bạn già đi. Còn đối với trẻ sơ sinh, nhịp tim bình thường ở mức khoảng 120 - 160 thì nhịp xoang chậm là khi nhỏ hơn 100 lần/phút.

Nhịp tim chậm xoang có thể xảy ra liên tục và không gây ra triệu chứng rõ rệt. Trường hợp này thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi nhịp tim quá chậm, nhịp chậm xoang kéo dài, không thể bơm đủ máu thì cần có sự can thiệp điều trị. (1)

Tại sao gọi là nhịp tim chậm xoang?

Trong nhịp xoang, mỗi nhịp tim đều được bắt đầu từ một nhóm tế bào đặc biệt nằm trong nút xoang nhĩ (SA). Nút SA sẽ phát tín hiệu và tạo ra dòng điện khiến cơ tim co bóp. Nút xoang nhĩ được chi phối bởi dây thần kinh phế vị và dây thần kinh giao cảm.

Ở trạng thái bình thường, nút SA sẽ phát tín hiệu với tốc độ khoảng 60 - 100 lần trong mỗi phút nghỉ ngơi. Khi bị nhịp xoang chậm, nút này sẽ phát ít hơn 60 lần/phút. Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nút SA, dẫn đến tình trạng nhịp xoang chậm. Thực hiện đo điện tâm đồ là phương pháp giúp chẩn đoán được nhịp chậm xoang.

>> Xem thêm: Rối loạn nhịp chậm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Triệu chứng nhịp chậm xoang thường gặp

Phần lớn những người bị nhịp chậm xoang thường không có triệu chứng nào. Đối với thanh niên khỏe mạnh hoặc người thường xuyên hoạt động thể lực, nhịp chậm xoang có thể thấp hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, những người trên 65 tuổi, nhịp tim sẽ dần chậm lại theo tuổi tác. Nhịp chậm xoang có thể xảy ra trong khi bạn ngủ say.

Các trường hợp còn lại khi bị nhịp chậm xoang thường có triệu chứng là:

Nhịp chậm xoang khiến người bệnh bị khó thở, đau tức ở ngực
Nhịp chậm xoang khiến người bệnh bị khó thở, đau tức ở ngực

Các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn khi bạn vận động nặng, tập thể dục cường độ cao, vì khi gắng sức, nhu cầu của cơ thể tăng lên. Trường hợp bạn đã nghỉ ngơi nhưng các triệu chứng vẫn không giảm, ngược lại còn trở nên nặng hơn thì bạn cần được đưa đến bệnh viện để được can thiệp y tế sớm.

Nguyên nhân nhịp chậm xoang

1. Nhịp tim chậm nút xoang

Khi nút xoang bị chậm nhịp, sẽ tạo ra các xung điện với tốc độ tương đối giảm, khiến cho nhịp tim bị chậm lại. Nhịp tim chậm xoang có thể chỉ xảy ra thoáng qua hoặc kéo dài dai dẳng.

2. Block nhĩ thất

Block nhĩ thất là sự tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn sự dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Điều này gây ra sự thay đổi tốc độ đập của tim. Nguyên nhân thường là do xơ hóa hoặc hoại tử hệ thống dẫn truyền.

Khi các tín hiệu đến tim bị trì hoãn hoặc ngừng ngắt quãng sẽ dẫn đến tắc nghẽn một phần. Nếu tín hiệu dừng hoàn toàn sẽ xảy ra tắc nghẽn hoàn toàn. Khi đó, tâm thất không nhận được thông tin từ nút xoang, nó sẽ sử dụng thông tin từ một phần khác của tim nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, gọi là nút AV. Sự giao tiếp bị gián đoạn này dẫn đến tình trạng nhịp chậm xoang. Block nhĩ thất cũng có thể xảy ra thoáng qua hoặc dai dẳng. (3)

Ai có nguy cơ bị chậm nhịp xoang?

Nhịp xoang chậm được chẩn đoán như thế nào?

1. Điện tâm đồ

Bằng phương pháp điện tâm đồ, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng nhịp chậm xoang là do nhịp tim chậm nút xoang hay do block nhĩ thất gây ra. Phương pháp này đo được các tín hiệu điện đi qua tim bằng cách sử dụng một số cảm biến nhỏ gắn vào ngực người bệnh. Kết quả đo được hiển thị dưới dạng sóng, giúp theo dõi hoạt động, tốc độ và nhịp điệu của tim.

Đo điện tâm đồ là phương pháp giúp chẩn đoán nhịp chậm xoang
Đo điện tâm đồ là phương pháp giúp chẩn đoán nhịp chậm xoang

2. Nghiệm pháp gắng sức

Đối với những người lớn tuổi, nhất là người trên 65 tuổi thì nhịp tim thường bị chậm lại do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Chính vì vậy, để xác định được nhịp chậm xoang ở nhóm đối tượng này, cần áp dụng nghiệm pháp gắng sức, kiểm tra xem nhịp tim có tăng như bình thường để đáp ứng nhu cầu khi vận động thể dục hay không.

3. Xét nghiệm máu

Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ có thể xác định được tình trạng nhịp tim chậm xoang có phải do nhiễm trùng, mất cân bằng điện giải hay suy giáp gây ra không.

4. Mức độ chất điện giải

Xét nghiệm đo nồng độ các chất điện giải bên trong cơ thể, đặc biệt là canxi, kali, magie, giúp sàng lọc sự mất cân bằng xảy ra trong máu, mất cân bằng axit - bazơ và chức năng thận. Ngoài ra, tình trạng mất nước, tim mạch, bệnh thận,… có thể khiến nồng độ điện giải trở nên quá cao hoặc quá thấp.

5. Nồng độ hormone tuyến giáp

Xét nghiệm hormone tuyến giáp để xác định các chỉ số, đánh giá tình trạng của tuyến giáp, giúp sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp. Trong đó, bệnh suy giáp có thể gây ra nhịp tim chậm xoang. Xét nghiệm sẽ giúp nhận biết sớm và bác sĩ dựa vào đó để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

6. Troponin

Troponin là một loại protein có trong cơ tim. Khi các tế bào cơ tim bị tổn thương sẽ khiến troponin bị rò rỉ vào máu. Xét nghiệm troponin tim được sử dụng để xác định nồng độ troponin trong máu, giúp chẩn đoán các cơn đau tim.

7. Sàng lọc chất độc

Tiến hành sàng lọc, kiểm tra các loại thuốc hoặc hóa chất trong máu có thể gây ra nhịp chậm xoang.

Nhịp chậm xoang có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp bị nhịp tim chậm xoang đều không có triệu chứng nên đây là tình trạng lành tính. Nhịp chậm xoang có thể xảy ra khi bạn đang ngủ say hoặc thanh niên khỏe mạnh, vận động viên bền sức có thể có số nhịp tim mỗi phút ít hơn người bình thường. Đặc biệt là người lớn tuổi thì phần lớn đều dễ bị nhịp tim chậm xoang. Nhiều người không biết bản thân bị chậm nhịp xoang, nhịp tim dưới 60 lần/phút cho đến khi đi kiểm tra tim mạch.

Trường hợp người bệnh bị nhịp chậm xoang kèm theo các triệu chứng khác, là biểu hiện cho thấy tim đang không bơm đủ máu. Điều này khiến cho não và các bộ phận khác không nhận đủ lượng oxy cần thiết để hoạt động, có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nhịp chậm xoang trở nên nguy hiểm khi nó kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác
Nhịp chậm xoang trở nên nguy hiểm khi nó kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác

Các biến chứng nếu tình trạng nhịp chậm xoang kéo dài

Mặc dù hầu hết các trường hợp nhịp chậm xoang là vô hại, nhưng nếu nó kéo dài, sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn. Tim hoạt động không tốt, bơm máu không đủ đến các cơ quan trong cơ thể trong thời gian dài có thể gây:

Phương pháp điều trị nhịp chậm xoang

Để xác định phương pháp điều trị nhịp chậm xoang phù hợp cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

1. Điều trị thuốc

Trước tiên, bác sĩ sẽ cần xem xét các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để tìm ra nguyên nhân gây nhịp chậm xoang có phải là do những loại thuốc này không. Trường hợp thuốc bạn đang dùng làm tăng nguy cơ hoặc ảnh hưởng, gây nhịp chậm xoang, bác sĩ sẽ chỉ định bạn ngừng uống. Nếu người bệnh có các bệnh lý khác đi kèm, cần phải dùng một số loại thuốc nhất định, có thể gây nhịp chậm xoang thì bác sĩ có thể đề xuất bạn dùng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

2. Điều trị bằng máy tạo nhịp vĩnh viễn

Máy tạo nhịp vĩnh viễn giúp hỗ trợ tạo bù nhịp tim trong tường hợp người bệnh bị nhịp chậm xoang quá mức, có nguy cơ đe dọa tính mạng. Bác sĩ sẽ cho cấy thiết bị này vào ngực của bệnh nhân, giúp cung cấp dòng điện đều đặn, vừa đủ mạnh để mô phỏng hiệu ứng tương tự như nút SA của người bệnh.

Trong một số trường hợp, người bệnh chưa thể cấy ghép máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ngay lập tức, bác sĩ sẽ cho sử dụng phương pháp tạo nhịp tạm thời. Máy tạo nhịp tạm thời gửi các xung điện kích thích tim đập thông qua một dây dẫn luồn qua mạch máu đùi hoặc cổ vào tim. (4)

3. Cách ngăn ngừa tình trạng nhịp chậm xoang

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm nguy cơ nhịp chậm xoang cũng như hạn chế được các biến chứng của bệnh:

Người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đôi khi nhịp chậm xoang không có bất kỳ triệu chứng nào, nên nó cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ khi có xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác như: Đau ngực, khó thở, chóng mặt, bị choáng váng hoặc ngất xỉu.

Nếu nhịp chậm xoang xuất hiện nhiều lần, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Khi đó, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng chậm nhịp xoang và có hướng điều trị tốt cho bạn.

Để khám và điều trị chậm nhịp xoang, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch giàu kinh nghiệm, có thiết bị hỗ trợ hiện đại. Như vậy, sẽ giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi được nhiều người tin tưởng đến để khám và chữa bệnh về tim mạch, mạch máu và lồng ngực. Không chỉ quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch tại Việt Nam, mà Trung tâm còn có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, có sự phối hợp liên chuyên khoa sâu trong cùng bệnh viện giúp chẩn đoán, điều trị toàn diện cho người bệnh.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch - Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:

Nhịp chậm xoang trong nhiều trường hợp có thể không xuất hiện triệu chứng nào. Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ đi khám sức khỏe theo định kỳ để sớm phát hiện và điều trị nhịp tim chậm xoang, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/nhip-xoang-a6128.html