Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Mục tiêu điều trị huyết áp thấp là đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì ổn định để tránh bệnh tái phát.
Trước khi giải đáp thắc mắc: Huyết áp thấp nên uống lá gì? Cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh huyết áp thấp nhé. Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch khi tim co bóp bơm máu. Huyết áp thấp là bệnh lý tim mạch, được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg, với huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60mmHg.
Bệnh huyết áp thấp chia làm 2 loại gồm: Huyết áp sinh lý và huyết áp bệnh lý. Đa số mọi người thường lầm tưởng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu dữ dội, mệt mỏi, mê sảng, ngất, giảm tập trung, da lạnh và nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, thở nhanh, giảm thị lực và thính lực…
Nếu đang phân vân không biết huyết áp thấp nên uống lá gì, những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Lá húng quế chứa nhiều vitamin C, vitamin B5, kali và magie có hiệu quả trong kiểm soát huyết áp. Loại lá này có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp bằng cách tăng cường lưu thông máu và kích thích hoạt động của tế bào thần kinh. Nhờ đó giảm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi ở người bệnh huyết áp thấp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống lá húng quế pha với mật ong vào mỗi buổi sáng.
Huyết áp thấp nên uống lá gì? Hương phụ hay còn gọi là cỏ gấu, cỏ cú thường sống trên đất nước lợ hoặc nước mặn. Chúng có tính ấm, vị cay, hơi đắng, ngọt với tác dụng khai uất, hành khiếu, thông kinh, tiêu sưng giảm đau.
Hương phụ có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh huyết áp thấp. Từ đó, nâng cao chỉ số huyết áp một cách ổn định và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tình trạng huyết áp thấp gây ra như: Suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, nhũn não...
Không chỉ được dùng để chế biến món ăn ngon, lá đinh lăng còn là một trong những vị thuốc quý trong Đông y và có tác dụng chữa huyết áp thấp. Do đó, bạn có thể dùng lá cây đinh lăng để hỗ trợ điều trị tình trạng huyết áp thấp của mình. Tuy nhiên, không nên lạm dụng loại nước này bởi nó có thể khiến người bệnh chóng mặt, mệt mỏi thậm chí gây vỡ hồng cầu nếu dùng với liều lớn.
Lá cây giảo cổ lam được chế biến thành dạng trà có tác dụng ổn định đường huyết và thích hợp cho cả người huyết áp cao lẫn huyết áp thấp. Với người huyết áp thấp, trà giảo cổ lam sẽ có tác dụng làm tăng huyết áp của bạn và giúp chỉ số này trở nên ổn định hơn sau khoảng 1 tháng sử dụng.
Người bệnh huyết áp thấp nên sử dụng trà giảo cổ lam sau bữa ăn và khi mới bắt đầu nên dùng với lượng nhỏ, vừa phải để cơ thể thích ứng dần.
Khi bị huyết áp thấp, bạn nên bổ sung các loại thức uống sau để hỗ trợ điều trị cũng như cải thiện tình trạng này:
Không chỉ cần biết huyết áp thấp nên uống lá gì, người bệnh cũng cần chú ý các biện pháp phòng ngừa để giữ mức huyết áp luôn ở mức ổn định. Cụ thể:
Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Huyết áp thấp nên uống lá gì?” và bỏ túi thêm nhiều loại thức uống tốt cho người huyết áp thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và đưa chúng vào thực đơn hàng ngày nhé.
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/lam-gi-de-tang-huyet-ap-a6056.html