Gốc axit là gì? Đây là thuật ngữ khá quen thuộc trong các môn hóa học và trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học hay sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhớ, hiểu và vận dụng tốt những kiến ​​thức về axit. Trong bài viết này, Vietchem sẽ phân chi tiết về gốc axit và những ứng dụng của chúng.

1. Gốc axit là gì ?

Axit là một trong những phân tử hóa học được cấu tạo bởi nguyên tử Hydro và gốc axit. Chính vì thế, để thu được gốc Axit thì chúng ta chỉ cần tách nguyên tử Hydro ra khỏi phân tử hóa học mà thôi.

1-goc-axit-la-gi

Ảnh 1: Gốc axit có thể tìm thấy nhiều ở môi trường xung quanh chúng ta

Gốc Axit có thể tìm thấy ở rất nhiều môi trường, thực vật, thực phẩm hàng ngày như hoa quả có vị chua, chanh,... Thậm chí, ngay cả nguồn nước mà chúng ta sử dụng hàng ngày nếu không được lọc sạch cũng có thể chứa những Gốc axit.

Gốc Axit còn chứa trong nhiều loại đồ uống chẳng hạn như bia, rượu, đồ uống chứa gas, cồn, các loại thực phẩm giàu chất béo,... Khi cơ thể dung nạp những đồ uống hoặc thực phẩm mang tính axit hoặc chứa nhiều gốc axit về lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề không tốt cho cơ thể, thậm chí là cả nguy cơ bệnh tật.

2. Phân loại gốc axit gồm những gì?

Dựa vào cấu trúc của chúng, người ta chia axit thành 2 loại: gốc axit có hydro và axit không có hydro:

2.1. Gốc axit có hydro

Gốc axit với hydro: -HSO4, =HPO4, -H2PO4

2.2. Gốc axit không có hydro

Gốc axit không có hydro: -Cl, -NO3, =SO4, PO4

Ngoài ra, người ta còn phân loại axit thành axit có oxy và axit không có oxy:

Gốc axit với oxy: -NO3, =SO4, PO4

Các gốc axit không chứa oxy: -Cl, -Br, -F, -I

2-goc-axit-la-gi

Hình 2: Phân loại các gốc axit dựa vào đặc tính của chúng

Công thức và cách gọi tên từng gốc axit

Axit và gốc axit

STT

Công thức axit

Tên gọi Axit

Khối lượng axit (đvC)

Công thức gốc axit

Tên gọi gốc axit

Hóa trị

Khối Lượng Gốc Axit (đvC)

1

HCl

Axit clohidric

36.5

-Cl

Clorua

I

35.5

2

HBr

Axit bromhidric

81

-Br

Bromua

I

80

3

HF

Axit flohidric

20

-F

Florua

I

19

4

HI

Axit iothidric

128

-I

Iotdua

I

127

5

HNO3

Axit nitric

63

-NO3

Nitrat

I

62

6

HNO2

Axit nitric

47

-NO2

Nitrit

I

46

7

H2CO3

Axit cacbonic

62

=CO3

Cacbonat

II

60

-HCO3

Hidrocacbonat

I

61

8

H2SO4

Axit sunfuric

98

=SO4

Sunfat

II

96

-HSO4

Hidro Sunfat

I

97

9

H2SO3

Axit sunfuric

82

=SO3

Sunfit

II

80

-HSO3

Hidro Sunfua

I

81

10

H3PO4

Axit photphoric

98

PO4

Photphat

III

95

-H2PO4

Dihydro Photphat

I

97

=HPO4

Hidro Photphat

II

96

☰PO4

Photphat

III

95

11

H3PO3

Axit photphoric

82

☰PO3

Photphat

III

79

-H2PO3

Đihiđrophotphit

I

81

=HPO3

Hidrophotphat

II

80

12

H2SO3

Axit Sunfit

82

=SO3

Sunfit

II

80

-HSO3

Hidro sunphit

I

81

13

H2CO3

Axit Cacbonic

62

=CO3

Cacbonat

II

60

-HCO3

Hidrocacbonat

I

61

14

H2S

Axit Sunfuhiđric

34

=S

Sunfua

II

32

-HS

Hidro Sunfua

I

33

15

H2SiO3

Axit silicic

78

=SiO3

Silicat

II

76

-HSiO3

Hidro Silicat

I

77

3. Tính chất hóa học của axit

Cùng tìm hiểu về một số tính chất hóa học của Axit để hiểu thêm về gốc axit:

3.1. Axit làm đổi màu giấy quỳ tím

Ta thực hiện thí nghiệm nhỏ vài giọt dung dịch HCL vào giấy quỳ tím và sau đó quan sát ta nhận thấy rằng màu của nó thay đổi chuyển sang màu đỏ. Do đó ta có thể kết luận rằng dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.

Vì vậy, dựa vào tính chất này, giấy quỳ tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.

3.2. Axit tác dụng với kim loại

Khi cho dung dịch Axit tác dụng với các kim loại đứng trước nguyên tử H trong dãy hoạt động hóa học ta sẽ nhận được một muối và giải phóng khí hidro. (Nếu Axit đặc thì sẽ không giải phóng hidro).

3-goc-axit-la-gi

Hình 3: Axit tác dụng với kim loại để tạo ra các phản ứng hóa học

3.3. Tác dụng với bazơ

Khi cho dung dịch Axit tác dụng với các Bazơ thì phản ứng sẽ xảy ra mãnh liệt và ta sẽ nhận được một muối và nước. Đây được gọi là phản ứng trung hòa

3.4. Tác dụng với oxit bazơ

Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ và tạo thành muối và nước

3.5. Tác dụng với muối

4. Ứng dụng của một số axit

Hiện nay, ứng dụng của axit khá nhiều. Bạn có thể dễ dàng biết được ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực công nghiệp.

4.1. Lĩnh vực công nghiệp

Axit được sử dụng để loại bỏ các gỉ sắt, làm sạch bề mặt trước khi hàn, sử dụng để làm chất điện phân trong pin xe hơi, bình acquy; sản xuất phân bón, điều chế các chất tẩy rửa, điều chế dầu mỏ, muối và axit, thuốc nổ, luyện kim, điều chế chất dẻo, tẩy trắng giấy,...

Hình 4: Axit được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực công nghiệp

4.2. Công nghệ thực phẩm

Axit được sử dụng phổ biến: làm chất tạo màu, điều chỉnh độ chua, chất chống tạo bọt, chất chống vón, chất chống oxy hóa, chất tạo lượng, giữ màu, chất chuyển thể sữa, điều vị, tạo vị, xử lý bột ngũ cốc, giữ ẩm, chất ổn định,...

4.3. Lĩnh vực y tế

Aspirin là một loại thuốc có chứa axit được sử dụng để giảm sốt đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19.

4.4. Trong cơ thể người

Axit đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách phá vỡ các phân tử thức ăn có cấu trúc phức tạp.

Amino axit được yêu cầu để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa các mô cơ thể.

Các axit nucleic rất quan trọng cho việc sản xuất DNA và RNA và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen. Axit cacbon rất quan trọng để duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể.

Như vậy là bạn vừa tìm hiểu xong về gốc axit là gì cũng như các tính chất của chúng. Hiện nay, các doanh nghiệp ứng dụng gốc axit rất nhiều nhằm bảo quản thực phẩm và tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống. Mong rằng bạn đã hiểu thêm về các gốc axit.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/ten-goi-cua-axit-a5911.html