Tổ chức FAO được biết đến với nhiều vai trò quan trọng trong việc thực hiện xóa đói, cải thiện năng suất nông nghiệp, nâng cao mức sống và chế độ dinh dưỡng, ứng phó với tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới. Vậy tổ chức FAO là gì? Mục tiêu và vai trò của FAO thế nào? Quan hệ của FAO với Việt Nam như thế nào?
FAO là tên viết tắt của Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc. Đây là một tổ chức chuyên môn thuộc Liên hợp quốc, thành lập ngày 16/10/1945 tại Hội nghị Quebec (Canada). Ban đầu, trụ sở FAO đặt tại Washington - Mỹ, hiện tại đã chuyển tới Roma - Ý.
Tính đến tháng 5/2015, FAO gồm 194 thành viên. Tổ chức hoạt động dựa trên nguồn ngân sách đóng góp thường xuyên từ các nước thành viên và đóng góp từ Chương trình hỗ trợ tài chính thuộc Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ uỷ thác của các ngân hàng hoặc của Chính phủ các quốc gia tài trợ.
Cơ cấu tổ chức FAO gồm Đại hội đồng, Hội đồng và Các Ủy ban chuyên trách, cụ thể như sau:
FAO được thành lập với mục tiêu đẩy lùi nạn đói, nâng cao chế độ dinh dưỡng của người dân và giải quyết các vấn đề liên quan đến lương thực và phát triển nông nghiệp trên toàn thế giới.
Hiện nay, ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia ở Châu Phi và Mỹ La Tinh đang xảy ra tình trạng đói nghèo, mất an ninh lương thực nghiêm trọng. FAO sẽ thực hiện các chương trình trợ giúp và thực hiện đẩy lùi nạn đói, nâng cao mức sống của người dẫn ở khu vực này.
Mục tiêu quan trọng tiếp theo của FAO là nâng cao mức sống và mức dinh dưỡng của người dân ở các nước thành viên. Để đạt được mục tiêu này, FAO hỗ trợ các nước thành viên trong việc:
Từ đó nâng cao mức sống, hướng tới hoàn thành mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Chiến tranh, thiên tai, hạn hán, mất mùa là nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo, mất an ninh lương thực tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước thực trạng này, FAO là tổ chức đứng ra kêu gọi đầu tư, tập trung các nguồn lực để cứu trợ, trợ giúp vực dậy sản xuất nông nghiệp, khôi phục sinh kế của người dân vùng chịu ảnh hưởng.
FAO cũng cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em, nhất là trẻ em của những quốc gia và vùng lãnh thổ đang rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực. Không chỉ vậy, trước ảnh hưởng của dịch bệnh và xung đột kéo dài, cảnh báo mất an ninh lương thực sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn thế giới.
FAO hoạt động như một trung tâm thu thập, phân tích và nghiên cứu phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, lương thực và dinh dưỡng phạm vi toàn cầu. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cũng đóng vai trò tư vấn các chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Với các nước thành viên, FAO xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài về mọi mặt. Tổ chức khuyến khích và tìm nguồn tài chính để thực hiện các chương trình hợp tác giữa các nước thành viên.
Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khí hậu hay nguồn gen đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Vì thế, FAO sẽ thực hiện các chính sách, đồng hành cùng các quốc gia để sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Từ đó hướng tới mục tiêu đẩy lùi và giảm thiểu tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới, tạo ra và duy trì nguồn gen có lợi cho các thế hệ tương lai.
FAO giữ vai trò là tổ chức tiên phong trong các chương trình, hoạt động hướng tới phát triển nông nghiệp, ổn định an ninh lương thực trên toàn thế giới. Đây cũng là tổ chức trung gian, kết nối các nước thành viên cùng nhau thực hiện mục tiêu hoạt động của tổ chức.
Với thế giới, FAO giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn đói, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, năng cao đời sống và chế độ dinh dưỡng của người dân. Cụ thể như sau:
Với Việt Nam
Là một nước nông nghiệp trọng điểm trên thế giới, FAO giữ vai trò quan trọng đối với Việt Nam. Trong hơn 40 năm gia nhập, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đã thực hiện nhiều dự án, chương trình hỗ trợ thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Một số vai trò quan trọng của FAO với Việt Nam như sau:
FAO thực hiện mục tiêu của mình thông qua các chương trình hoạt động và hợp tác với các nước thành viên. Dưới đây là một số chương trình hoạt động chính, quan trọng nhất.
FAO tham gia vào một số dự án của UNDP với vai trò là thành viên thứ ba (cùng với UNDP và các nước nhận viện trợ). Khi đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc vừa giữ vai trò điều hành, vừa cung cấp các hỗ trợ liên quan như kỹ thuật, kiến thức, con người.
Chương trình hợp tác kỹ thuật là dự án FAO trợ giúp các nước thành viên. FAO sẽ cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên. Nguồn vốn cho mỗi dự án dao động từ 250.000 USD - 500.000 USD, số tiền này trích từ ngân sách thường xuyên của tổ chức.
Trong tổng số dự án TCP đã thực hiện có khoảng 60% hỗ trợ trực tiếp cho nước nhận viện trợ, 40% còn lại hỗ trợ cho các chương trình khác. Thời gian thực hiện dự án thường chỉ 1 năm, kéo dài không quá 2 năm. Sau khi dự án kết thúc sẽ không cần tổ chức đoàn đánh giá.
Quỹ Ủy thác là nguồn viện trợ đến từ các Chính phủ, ngân hàng, tổ chức trên thế giới ủy thác cho FAO quản lý và điều hành. Có nhiều quỹ ủy thác khác nhau tương ứng với nguồn gốc số tiền tài trợ của quỹ. Mỗi quỹ lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau.
Sáng kiến Chương trình Lương thực truyền thông được FAO thực hiện hàng năm, bắt đầu từ năm 1997. Chương trình này được phát động nhằm thu hút nguồn tài chính cho các dự án xóa đói nghèo và nâng cao nhận thực của người dân trên thế giới về đói nghèo thông qua các hoạt động truyền thông. Mỗi dự án Sáng kiến Chương trình Lương thực truyền thông có nguồn vốn khoảng 10.000 USD.
Chương trình đặc biệt về An ninh lương thực đang được thực hiện tại 69 quốc gia. Mục tiêu hướng tới là nâng cao năng lực vượt qua trở ngại, giải quyết vấn đề an ninh lương thực bền vững của các nhóm nông dân và hộ nghèo thành thị.
Chương trình này khuyến khích các nước đang phát triển hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Nước đang phát triển tham gia dự án có thể tiếp cận kinh nghiệm thực tế của nước đang phát triển khác thông qua việc sử dụng các chuyên gia từ chính quốc gia đó.
Theo đó, các quốc gia tham gia dự án cung cấp kinh nghiệm, chuyên gia của mình trong các lĩnh vực cho các quốc gia khác cùng trong dự án. Ưu điểm của chương trình này là chi phí cho chuyên gia thấp, trình độ các nước đang phát triển tương đương nhau nên dễ chia sẻ và áp dụng kinh nghiệm hiệu quả vào thực tế.
Việt Nam tham gia Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc từ năm 1950 và vẫn là thành viên cho tới hiện tại. Văn phòng đại diện của FAO Việt Nam đặt tại Hà Nội. Tổ chức luôn giữ quan hệ hợp tác thân thiết với Việt Nam và phát triển theo chiều hướng tích cực trong tương lai.
Việt Nam và FAO thiết lập quan hệ hợp tác từ năm 1978. Từ đó đến nay, FAO đã luôn hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển các lĩnh vực nông - lâm- ngư nghiệp, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hơn 100 dự án về lập chính sách, chuyển giao công nghệ, an ninh lương thực và dinh dưỡng đã được thực hiện với tổng số tiền viện trợ lên tới hơn 100 triệu USD.
Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực tham giao vào các dự án của FAO. Trong khuôn khổ các dự án và chương trình hợp tác của FAO, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên với 6 quốc gia, bao gồm Cộng hòa Công Gô, Bê-nanh, Lào, Mali, Madagascar và Senegal. Các dự án này đều đạt được hiệu quả, giúp đỡ các nước giải quyết khó khăn.
FAO đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Chương trình hợp tác các nước đang phát triển. Các Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật vẫn tiếp tục được triển khai tại Việt Nam, tổ chức hỗ trợ vượt qua khó khăn do thiên tai, hạn hán và dịch bệnh. Các lĩnh vực chính Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ FAO gồm:
Những năm qua, FAO đã hợp tác với nhiều tổ chức khác trên thế giới và một số Chính phủ hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam trong việc phát triển nông nghiệp, kiểm soát dịch bệnh gia súc, phát triển lâm nghiệp. Một số dự án đã thực hiện như:
Trong tương lai, mối quan hệ hợp tác giữa FAO và Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa, đặc biệt tập trung vào các dự án trong Chương trình hợp tác kỹ thuật. Phương hướng hoạt động chung trong tương lai là:
Trên đây là những thông tin cơ bản về FAO, mục tiêu, vai trò, các dự án và quan hệ hợp tác của FAO với Việt Nam. Đây là tổ chức có vai trò quan trọng, góp phần xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tổ chức FAO, từ đó có thêm các kiến thức bổ ích cho chính mình.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay - Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/fao-la-to-chuc-co-ten-goi-la-a57957.html