Executive là gì? Các vị trí Executive phổ biến và mức lương

executive-la-gi
Vị trí Executive thường yêu cầu những gì?

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay với sự đa dạng và phức tạp, khái niệm "Executive" đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc. Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi xoay quanh thuật ngữ này như “Executive là gì?”, "Executive là chức vụ gì?". Từ việc lập kế hoạch chiến lược cho đến việc thúc đẩy sự phát triển và quản lý tổ chức, Executive không chỉ là những người quản lý hàng đầu, mà còn là những nhà lãnh đạo góp phần vào sự thành công và giúp doanh nghiệp củng cố vị thế ở thương trường.

Hãy cùng Cake tìm hiểu Executive nghĩa là gì, chức vụ và vai trò quan trọng này đóng góp cho tổ chức ra sao nhé!

Khi dịch ra tiếng Việt thì từ “Executive” nghĩa là điều hành, quản lý và ý chỉ những người có kinh nghiệm làm việc phong phú trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Vậy thì Executive là chức vụ gì và đóng vai trò như thế nào trong một doanh nghiệp? Những người làm chức vụ Executive thường chịu trách nhiệm quản lý, định hướng và triển khai chiến lược, nhằm đảm bảo hoạt động công ty đạt hiệu quả cũng như các mục tiêu cụ thể.

Tất nhiên trong một tổ chức lớn thì còn có nhiều cấp bậc cao hơn Executive, đó chính là Senior Executive và Chief Executive.

Lưu ý, nhiều bạn thường nhầm lẫn và thắc mắc Executive Chef là gì trong khi đang làm công việc liên quan đến hành chính văn phòng. Hãy nhớ rằng Executive Chef là Bếp Trưởng Điều Hành và Chief Executive là Tổng giám đốc điều hành nhé!

1. Marketing Executive

Công việc của Marketing Executive là gì tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà bạn làm việc, nhưng nhìn chung bạn sẽ đảm nhiệm những trách nhiệm dưới đây:

2. Account Executive

Công việc chính của Account Executive là gì phụ thuộc vào lĩnh vực và sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn đang làm việc. Tuy nhiên, đa phần nội dung công việc của Account Executive như sau:

3. Sales Executive

Mọi người thường đặt câu hỏi về vai trò của Sales Executive là gì vì tính chất công việc khá giống với Account Executive! Tuy nhiên, trong một tổ chức thì hai vị trí này lại có mục tiêu khác nhau! Account Executive tập trung vào việc quản lý mối quan hệ với khách hàng hiện tại để tạo giá trị lâu dài. Trong khi đó Sales Executive chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm và thực hiện bán hàng đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:

4. HR Executive

Cùng là HR, nhưng sự khác nhau giữa vai trò của HR Specialist và HR Excutive là gì? Nếu như Specialist thường chịu trách nhiệm tuyển dụng, chấm lương thì Chủ nhiệm Nhân sự lại là người làm nhiệm vụ lập kế hoạch tuyển dụng và phân bổ theo chiến lược của công ty. Cụ thể, một HR Executive sẽ đảm nhiệm các công việc sau:

specialist-la-gi
Đọc thêm: Specialist là gì? Phân biệt specialist, generalist hay executive

5. Content Executive

Nghề Content đang rất được ưu chuộng trong những năm gần đây và nhiều người thắc mắc rằng nhiệm vụ của Content Executive là gì. Sau đây là các nhiệm vụ chính mà một Content Executive sẽ phụ trách:

? Kỹ năng giao tiếp

Executive cần phải thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả để truyền đạt chính xác chiến lược, mục tiêu và kế hoạch của họ đến các thành viên trong tổ chức. Khả năng này không chỉ thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết, mà còn giúp xây dựng môi trường làm việc tương tác và hiệu quả.

? Kỹ năng làm việc nhóm

Sự hợp tác và làm việc nhóm là yếu tố không thể thiếu ở bất kỳ nhân vật nào trong tổ chức. Một Executive phải biết cách kết hợp tài năng của các thành viên và giải quyết xung đột mang tính xây dựng để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

? Tư duy chiến lược

Khả năng tư duy chiến lược có thể giúp Executive có tầm nhìn xa hơn, xác định các chiến lược tương lai và đưa ra quyết định đúng đắn. Việc tạo kế hoạch dài hạn và dự đoán tác động liên quan đến kinh tế, chính trị để đưa ra những quyết định kịp thời là một trong những yếu tố mang đến sự thành công cho doanh nghiệp.

? Am hiểu về thị trường và đối thủ

Sự hiểu biết sâu về thị trường và đối thủ sẽ giúp Executive dự đoán xu hướng và xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp. Điều này cũng giúp họ tối ưu hóa cơ hội và đối phó với thách thức trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến đổi!

? Khả năng đa nhiệm

Trong môi trường đầy thách thức và cạnh tranh như hiện nay, không chỉ nhân viên có cấp bậc thường mà ngay cả Executive cũng cần phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Khả năng đa nhiệm (multi-tasking) có thể giúp họ quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả, đảm bảo tiến độ và hoàn thành mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou -

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/executive-la-gi-a57354.html