Việt Nam là một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, đặc biệt là bão lũ. Không chỉ chỉ là về đời sống của người dân mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và môi trường. Để giảm thiểu thiệt hại này, chúng ta cần có những biện pháp phòng chống hiệu quả.
Cùng An Nhiên tham khảo những biện pháp phòng chống thiên tai bão lũ qua bài chia sẻ dưới đây.
Những biện pháp phòng chống thiên tai trước khi xảy ra
Để giảm thiểu thiệt hại khi bão lũ xảy ra, việc chuẩn bị trước là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống thiên tai bão lũ:
Lắng nghe các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai từ các cơ quan chức năng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi các kênh thông tin chính thống để cập nhật tình hình mới nhất.
- Chuẩn bị đồ dùng cần thiết
Chuẩn bị sẵn một túi cứu hộ cá nhân chứa các vật dụng cần thiết như: thức ăn, nước uống, đèn pin, điện thoại, thuốc men, quần áo ấm, giấy tờ quan trọng… Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện, gas để đảm bảo an toàn.
Những biện pháp phòng chống biện pháp phòng chống thiên tai bão lũ
Thực hiện kiểm tra và sửa chữa, gia cố nhà cửa, mái nhà, cửa sổ để tránh bị tốc mái, sập. Cắt tỉa cây cối xung quanh nhà để tránh bị đổ vào nhà.
Nếu sống ở vùng trũng, ven sông, hoặc khu vực có nguy cơ cao, hãy chủ động di dời đến nơi cao ráo, an toàn khi có lệnh sơ tán.
Những biện pháp phòng chống trong thiên tai bão, lũ
Để bảo vệ bản thân và gia đình trước những tác động của thiên tai bão lũ, chúng ta cần có những biện pháp phòng chống thiên tai cụ thể và hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch ứng phó với bão lũ an toàn cá nhân
- Tránh xa các khu vực nguy hiểm: Không đi vào các khu vực ngập sâu, sông suối, hoặc khu vực có nguy cơ sạt lở.
- Bám chặt vào các vật thể cố định: Nếu bị cuốn trôi, hãy cố gắng bám vào các vật thể cố định như cây cối, nhà cửa để giữ mình.
- Bảo vệ đầu: Sử dụng các vật dụng như mũ bảo hiểm, chậu, thùng để bảo vệ đầu khỏi các vật thể trôi nổi.
- Liên lạc: Sử dụng điện thoại di động khi cần thiết, chỉ gọi điện khi thực sự cần thiết để không làm quá tải mạng và có thể hỗ trợ nhanh nhất.
- Theo dõi thông tin: Thường xuyên theo dõi các kênh thông tin chính thống để cập nhật tình hình.
- Liên lạc cứu hộ: Sử dụng điện thoại di động khi cần thiết để gọi cứu hộ nếu bị mắc kẹt hoặc gặp nguy hiểm.
- Không tự ý đi cứu người khác: Nếu không có kinh nghiệm, không nên tự ý đi cứu người khác để tránh gặp nguy hiểm.
Những biện pháp biện pháp phòng chống thiên tai bão lũ
Xây dựng kế hoạch ứng phó với bão lũ cho gia đình
- Đánh giá rủi ro: Xác định các mối nguy hiểm nguy cơ tiềm ẩn như lũ quét, sạt lở, ngập lụt, gió mạnh… có thể xảy ra tại khu vực bạn sinh sống để tiến hành biện pháp phù hợp. Lập danh sách các tuyến đường an toàn để sơ tán khi cần thiết, bao gồm cả đường đi bộ và đường đi bằng xe.
- Chuẩn bị đồ dùng cần thiết: Chuẩn bị một túi cứu hộ cá nhân cho mỗi thành viên trong gia đình, bao gồm
- thực phẩm đóng hộp, nước uống, thuốc men cá nhân, đèn pin, điện thoại, pin dự phòng.
- Tài sản như tiền mặt, vàng, các tài liệu quan trọng (giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu, hợp đồng,…)
- Quần áo ấm, đồ dùng cá nhân cần thiết
- Các vật dụng khác như bình sữa, bỉm, băng vệ sinh,…
- Lập kế hoạch sơ tán: Thưc hiện sơ tán theo hướng dẫn từ lực lượng cứu hộ, chính quyền. Di chuyển đến chỗ cao ráo và an toàn, tránh xa những nơi có suy cơ sụp đổ, chập cháy,… Và giải thích kế hoạch cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em và người già.
Nếu chủ động đi rời từ trước hãy thông báo về kế hoạch cho những người xung quanh, tránh mất thời gian tìm kiếm trong trường hợp khẩn cấp.
- Các biện pháp khác: Luôn cập nhật thông tin về dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai. Kiểm tra và sửa chữa nhà cửa thường xuyên để đảm bảo an toàn. Và tham gia các hoạt động biện pháp phòng chống thiên tai do địa phương tổ chức.
Ví dụ về kế hoạch sơ tán:
Khi nghe thấy còi báo động hoặc nhận được thông báo về nguy cơ thiên tai, cả nhà sẽ tập trung tại phòng khách.
- Thu thập đồ đạc: Mỗi người sẽ lấy túi cứu hộ cá nhân và di chuyển đến điểm tập trung.
- Di chuyển đến nơi trú ẩn: Cả nhà sẽ di chuyển theo đường đã định đến nơi trú ẩn an toàn.
- Liên lạc: Mọi người sẽ liên lạc với nhau bằng điện thoại hoặc các phương tiện khác để xác nhận đã đến nơi an toàn.
Lưu ý: Kế hoạch này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của gia đình mình.
Công việc cần thực hiện sau khi bão lũ đi qua
Sau khi bão lũ đi qua, việc khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống là ưu tiên hàng đầu. Theo báo Chính Phủ đưa tin về hướng dẫn phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão, có đề cập về thực hiện các công tác dọn vệ sinh và quan tâm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới đây là một số công việc cụ thể cần thực hiện:
Kiểm tra và xử lý
- Kiểm tra nhà cửa: Kiểm tra kỹ lưỡng nhà cửa, mái nhà, đường ống, hệ thống điện, gas trước khi sử dụng.
- Vệ sinh môi trường: Dọn dẹp, khử trùng các khu vực bị ngập, thu gom rác thải, xác chết động vật. Vứt bỏ các đồ dùng ngâm nước quá lâu và không thể làm sạch, các đồ dùng vệ sinh cá nhân
- Phòng tránh dịch bệnh: Uống nước sạch, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, ăn chín uống sôi để tránh các bệnh truyền nhiễm.
Công việc cần thực hiện sau khi bão lũ đi qua
Hỗ trợ cộng đồng:
- Tham gia các hoạt động cứu trợ: Tình nguyện tham gia các hoạt động cứu trợ, hỗ trợ người dân bị thiệt hại.
- Đóng góp: Ủng hộ các quỹ cứu trợ để giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Tái thiết lập môi trường sống:
- Xây dựng lại: Sửa chữa, xây dựng lại nhà cửa, cơ sở vật chất bị hư hỏng.
- Phục hồi sản xuất: Giúp đỡ người dân khôi phục sản xuất để ổn định cuộc sống.
Các biện pháp lâu dài để phòng chống bão lũ
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm: Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm để thông báo kịp thời cho người dân.
- Nâng cao ý thức cộng đồng: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho người dân về kiến thức, các biện pháp phòng chống thiên tai bão lũ; hướng dẫn sử dụng áo phao, phao cứu sinh và các thiết bị cứu hộ khác,…
- Xây dựng các công trình phòng chống thiên tai: Xây dựng các công trình như đê điều, hồ chứa, kè biển để giảm thiểu tác động của bão lũ.
- Quy hoạch đô thị hợp lý: Quy hoạch các khu dân cư tránh xa các khu vực nguy hiểm.
Các biện pháp lâu dài để phòng chống bão lũ
Lưu ý: Việc phòng chống thiên tai là trách nhiệm của cả cộng đồng. Mỗi người dân cần chủ động nâng cao ý thức và thực hiện các biện pháp phòng chống để bảo vệ bản thân và gia đình.
Kết luận
Trong bối cảnh thiên tai bão lũ ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, việc áp dụng các biện pháp phòng chống thiên tai hiệu quả là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo an toàn cho cá nhân và gia đình, Qúy khách hàng có thể liên hệ với công ty An Nhiên để được tư vấn và trang bị những thiết bị cần thiết nhằm ứng phó với thiên tai.