Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
1. Một số vật liệu thông dụng
- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
Ví dụ:
Kim loại là vật liệu để làm ra phin cà phê, lõi dây điện, vành xe đạp...
Gỗ là vật liệu làm ra bàn, ghế, tủ,...
Thủy tinh là vật liệu làm ra cốc, ly, kính ô tô,...
Nhựa là vật liệu để làm ra chai, lọ, vỏ bút, vỏ dây điện, xô, chậu, đồ chơi lego,...
- Phân loại: Vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano,...
2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu
Mỗi loại vật liệu đều có những tính chất riêng. Ví dụ:
+ Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.
+ Vật liệu bằng nhựa và thuỷ tinh không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ.
+ Vật liệu bằng cao su không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng, không bị ăn mòn.
3. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
- Hạn chế sử dụng đổ vật nhựa đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn,... Có thể thay bằng đồ thuỷ tinh.
- Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao (nước sôi, thức ăn nóng,...) nhằm tránh các hoá chất độc hại từ hộp nhựa lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.
- Không sử dụng hộp nhựa để nấu, hâm nóng hay rã đông thực phẩm trong lò vi sóng. Khi dùng trong lò vi sóng nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên, và sẽ tác động vào hộp đựng bằng nhựa, làm cho các chất gây hại có trong nhựa bị lây nhiễm ra thực phẩm. Có thể thay thế bằng hộp thuỷ tinh, bát đĩa bằng sành sứ để bảo đảm an toàn cho sức khoẻ gia đình.
- Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sê bị giòn, cứng,...). Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.
- Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ nên ngăn cách các vật liệu này với môi trường bằng một số biện pháp như sơn phủ bề mặt vật liệu, tra dầu mỡ, chế tạo vật liệu chống ăn mòn,...
- Nên sử dụng một số loại vật liệu thân thiện với môi trường như: gạch không nung tâm panen đúc sẵn, mái che kính, cửa gỗ chống cháy,...
Kết luận: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả sẽ bảo vệ sức khỏe con người và tiết kiệm để giảm giá thành sản phẩm. Sử dụng các vật liệu mới, tiết kiệm kinh tế, tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững.
Bài 1: Nhận định nào sau đây là đúng về vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau.
Bài 2: Trong số các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là vật liệu?
A. Kim loại.
B. Cao su.
C. Gỗ tự nhiên.
D. Xe đạp.
Bài 3: Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây?
A. Có tính dẫn điện.
B. Có tính dẫn nhiệt
C. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ.
D. Cách điện tốt.
Bài 4: Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh?
A. Thủy tinh.
B. Xi măng.
C. Kim loại.
D. Cao su.
Bài 5: Vật liệu nào dưới đây, được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững?
A. Gỗ tự nhiên.
B. Kim loại.
C. Đá vôi.
D. Gạch không nung.
Bài 6: Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả theo mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
D. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Bài 7: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thủy tinh.
B. Thép xây dựng.
C. Nhôm.
D. Xi măng.
Bài 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về vật liệu nano?
A. Vật liệu nano là vật liệu kích cỡ nanomet.
B. Vật liệu nano có nhiều ứng dụng.
C. 1nm = 1 phần tỉ của một mét.
D. Vật liệu nano là vật liệu kích cỡ milimet.
Bài 9: Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu xây dựng mới (vật liệu xanh, thân thiện với môi trường)?
A. gạch không nung.
B. tấm panen đúc sẵn.
C. gạch nung.
D. vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng.
Bài 10: Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?
A. Pin máy tính.
B. Túi nilon.
C. Ống hút làm từ bột gạo.
D. Bát nhựa dùng một lần.
Lý thuyết Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
Lý thuyết Bài 13: Một số nguyên liệu
Lý thuyết Bài 14: Một số lương thực
Lý thuyết Bài 15: Chất tinh khiết - hỗn hợp
Lý thuyết Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/vat-lieu-la-gi-lop-6-a57072.html