Ngành giao thông vận tải là gì? Học giao thông vận tải ra làm gì

Vai trò của giao thông vận tải là yếu tố cốt yếu cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Những nơi có nền kinh tế phát triển tốt đều có nền giao thông vận tải tiên tiến. Do đó, ngành học này được đánh giá không bao giờ lỗi mốt, luôn là ngành học được săn đón mọi lúc mọi nơi. Trong ngành Giao thông vận tải cũng có nhiều vị trí công việc với nghiệp vụ khác nhau và điều kiện làm việc cũng rất đa dạng. Cùng chúng tôi hãy cùng tìm hiểu về ngành nghề này, công việc sau khi tốt nghiệp và triển vọng của ngành trong tương lai nhé.

Ngành Giao thông vận tải là ngành gì? Vai trò của chúng ra sao?

Tổng quan về ngành Giao thông vận tải

Giao thông vận tải (GTVT) là một chuyên ngành của sản xuất vật chất đặc biệt. Thông qua đó, nó trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Cụ thể, GTVT phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải. Ngành giao thông vận tải gồm những ngành nào? 5 loại hình GTVT cơ bản bao gồm:

Tổng quan ngành giao thông vận tải

Xem thêm: Kỹ Năng Giao Tiếp Tiếng Anh Là Gì? Cách Cải Thiện Hiệu Quả

Vai trò của ngành giao thông vận tải đặc biệt quan trọng

Vai trò của Giao thông vận tải là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Thực tế cho thấy rằng các khu vực có nền kinh tế phát triển thường sở hữu hệ thống Giao thông vận tải hiện đại, tiên tiến. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong:

Vai trò của ngành giao thông vận tải

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho lĩnh vực Giao thông vận tải

Ngành Giao thông vận tải phát triển đồng bộ với sự mở rộng của nền Kinh tế trong khu vực. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho lĩnh vực này không ngừng gia tăng từng năm và không hề có dấu hiệu giảm sức hút trên thị trường việc làm.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự GTVT

Các nhà tuyển dụng từ các tập đoàn lớn, công ty hay tổ chức không ngần ngại tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút ứng viên phù hợp với vị trí công việc. Việc tuyển dụng trong lĩnh vực này luôn sôi động và đa dạng về các vị trí công việc, phù hợp cả với những sinh viên mới ra trường chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

Xem thêm: Ngành Marketing là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?

Nghề nghiệp triển vọng cho ngành Giao thông vận tải

Học giao thông vận tải ra làm gì? Bạn có thể chọn nhiều chuyên ngành đào tạo nghiệp vụ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và công việc mà bạn hướng đến. Đặc điểm chung của những người làm trong GTVT chính là yêu cầu linh hoạt về công việc và có sức khỏe tốt, vì thường xuyên đi công tác, khảo sát ngoài trời. Một số nghề nghiệp phổ biến trong ngành này có thể kể đến:

Cơ hội nghề nghiệp ngành GTVT

Xem thêm: Ngôn Ngữ Trung Học Trường Nào? Học Và Ra Trường làm Gì?

Mức lương trong ngành Giao thông vận tải

Sự liên kết rõ ràng giữa Giao thông vận tải và sự phát triển toàn diện của Kinh tế trong khu vực đã tạo ra nhu cầu cao cho việc làm trong ngành này. Hầu hết các doanh nghiệp, công ty và tổ chức đều cần nhân sự thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải trong tổ chức của họ và sẵn lòng chi trả mức lương xứng đáng để thu hút “nhân tài” phù hợp.

Mức lương ngành GTVT

Mức lương trong ngành Giao thông vận tải thường ở mức cao và ổn định. Ví dụ, một số mức lương cho các vị trí phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm:

Tuy mức lương này có thể chênh lệch tùy theo năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng cá nhân của từng cá nhân.

Xem thêm: Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Lương Cao Không? Lương Tham Khảo Các Vị Trí

Một số ngôi trường đào tạo ngành Giao thông vận tải

Khu vực phía Bắc

Đại học Giao thông vận tải Hà Nội: là một trường Đại học Công lập thành lập ngày 15/11/1945, chuyên đào tạo các lãnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải - kinh tế của Việt Nam. Những chuyên ngành nổi bật của trường là Khai thác vận tải đường sắt đô thị, Vận tải đường bộ và thành phố,Vận tải - Thương mại quốc tế, Qui hoạch và quản lý GTVT đô thị, Kinh tế vận tải ô tô, Kinh tế vận tải đường sắt.

Đại học Xây dựng Hà Nội: là một trong những trường Đại học công lập về ngành kỹ thuật - xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, thành lập vào năm 1966. Những ngành thế mạnh của trường Công trình biển, Công trình thủy, Cơ khí Xây dựng, Máy Xây dựng, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Kinh tế Xây dựng, Xây dựng Cầu Đường, Kiến trúc, Hệ thống Kỹ thuật trong Công trình.

ĐH Bách khoa hà nội

Đại học Bách khoa Hà Nội: là trường Đại học đầu tiên ở trên toàn quốc Việt Nam. Ngôi trường Công lập này được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, đồng thời là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Những ngành tiêu biểu về Giao thông vận tải của Bách khoa gồm: Kinh tế công nghiệp; Quản lý công nghiệp

Đại học Kiến trúc Hà Nội: một trong những trường công lập hàng đầu tại Việt Nam về đào tạo nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại Việt Nam. Do đó bạn có thể chọn trường này nếu muốn được đào tạo về nhóm ngành Quy hoạch vùng và đô thị.

Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: là trường Đại học công lập được nâng cấp từ Trường Cao đẳng giao thông vận tải vào năm 2011, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trường có đào tạo các chuyên ngành về Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Tổ chức và quản lý vận tải…

Xem thêm: Top Các Trường Đại Học Xét Học Bạ Ở Hà Nội Cập Nhật Mới Nhất

Khu vực phía Nam

Đại học Giao thông vận tải HCM: là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Thế mạnh của trường là đào tạo nhóm ngành vận tải như Điều khiển tàu biển, Xây dựng đường bộ/đường sắt/đường thủy…

Đại học Giao thông vận tải HCM

Đại học Bách khoa TP.HCM: tương tự như chi nhánh phía Bắc, Đại học Bách khoa TP.HCM cũng là cái tên nổi tiếng cho nhóm ngành Kỹ thuật giao thông vận tải như Kỹ thuật Xây dựng; Công trình giao thông, Công trình thủy; Kỹ thuật Xây dựng Công trình biển; Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng

Đại học Quốc tế TP.HCM: đây là trường Đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời cũng thuộc nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia. Trường đào tạo về kỹ thuật tính toán, đo đạc, khảo sát, thí nghiệm, phân tích tổng hợp số liệu… để phục vụ cho xây dựng công trình.

Đại học Kiến trúc TPHCM: là một trường đại học chuyên ngành với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại Việt Nam, do đó bạn có thể theo chọn trường này nếu muốn làm việc về mảng quản lý và quy hoạch vùng, đô thị.

Xem thêm: Tổng Hợp Học Phí Các Trường Đại Học Công Lập Ở TPHCM

Ngành Giao thông vận tải thi khối nào?

Ngành Giao thông vận tải là ngành kinh tế đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về logic và Toán học nên hầu hết các khối học của ngành này liên quan đến các môn tự nhiên. Cụ thể, để thi vào ngành Giao thông vận tải, bạn có thể chọn một trong các khối thi sau:

Khối thi GTVT

Với sự phát triển của thị trường và nhu cầu di chuyển ngày càng tăng, ngành Giao thông vận tải đang trở thành một trong những ngành có triển vọng trong tương lai. Đặc biệt, nó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ có đam mê và muốn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này. Hy vọng sau khi đọc, bạn có thêm kiến thức hữu ích về lĩnh vực ứng dụng cao này, giúp bạn có hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn trong tương lai.

Xem thêm: Ngành Công nghệ thực phẩm học khối nào? Cơ hội việc làm của ngành?

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/nganh-gtvt-a57070.html