Ký sự là gì? Những ký sự tiêu biểu nhất tại Việt Nam?

Ký sự là một trong những thể loại khá cơ động và nhạy bén thường được sử dụng để phản ánh hiện thực. Do đó những tác phẩm ký sự không chỉ đáp ứng được các yêu cầu của thời đại mà còn có tiếng nói vô cùng sâu sắc. Vậy Ký sự là gì? Những tác phẩm ký sự nào tiêu biểu nhất hiện nay. Cùng Xuyên Việt Media đi khám phá ở ngay bài viết dưới đây nhé.

Ký sự là gì?

Ký sự phản ánh con người, sự kiện thông qua các thủ pháp nghệ thuật, sức mạnh của nó cũng là ở chi tiết. Việc chọn con người, sự kiện điển hình thông qua chi tiết có thật làm cho tác phẩm có sức truyền cảm mà không dùng các biện pháp điển hình hóa, nhân cách hóa của văn học. Trong ký sự, bố cục tuân theo logic của tình cảm, sự sáng tạo mà không tuân theo quy luật của tư duy thực tế.

Con người, nhân vật trong ký sự không phải là sự tổng hợp chi tiết từ nhiều hoàn cảnh khác nhau mà sự lấp lánh của nó xuất phát từ chính sự kiện, con người thông qua sự chọn lọc của nhà báo. Năng lực thông tin của ký sự không phải là sự kiện mà là sự trăn trở, suy ngẫm của nhà báo hướng tới một tình cảm cao đẹp và đánh thức ở con người tình cảm cao đẹp.

Ký sự là thể loại thuộc ký báo chí
Ký sự là thể loại thuộc ký báo chí

Như vậy, ký sự là thể loại thuộc ký báo chí, trong đó các nhân vật, sự kiện được khái quát điển hình thông qua sáng tạo của nhà báo, mang đến cho người đọc sự suy ngẫm và hướng tới tình cảm cao đẹp.

>> Hồi ký là gì? Những tác phẩm hồi ký hay nhất hiện nay

Những tác phẩm ký sự nào tiêu biểu nhất hiện nay

Ký sự là thể loại xuất hiện nhiều trong văn học và được đông đảo mọi người tìm đọc. Dưới đây là những tác phẩm ký sự nổi tiếng của Việt Nam mà bạn không nên bỏ lỡ.

1. Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

Tác giả đã kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở chốn kinh kỳ, cuộc sống xa hoa của vua chúa và quan lại trong phủ chúa, việc chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ ở chốn đế đô, chuyến trở về ngắn ngủi thăm cố hương… Tác giả đã kể lại một cách chân thực cảm động cuộc tự đấu tranh tư tưởng để thoát khỏi mọi cám dỗ về danh lợi để được sống thanh cao thanh nhàn.

Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác

Ý nguyện trở về núi “hái thuốc chữa bệnh cứu người” của ông sau cùng được chấp nhận; ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng vẫn không bị lợi danh mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”. Nét đặc sắc và độc đáo của “Thượng kinh kí sự” là có nhiều bài thơ chữ Hán đan xen vào, vừa để vịnh phong cảnh vừa bộc lộ tâm sự của một vị danh y mang tâm hồn và cốt cách thi sĩ.

2. Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ

Đọc Tây hành nhật ký, người đọc sẽ cảm thấy rưng rưng xúc động trước tấm lòng hoài hương của những người Việt vì hoàn cảnh phải sống xa Tổ quốc, khi nghe tin đồng bào mình hiện diện tại thủ phủ Paris, đã vội vàng tìm mọi cách liên lạc để thỏa niềm mong nhớ

Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ
Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ

Tại miền Nam, Tây hành nhật ký được dịch ra Việt ngữ lần đầu tiên vào những năm 1960-1962, đăng trên tạp chí Văn Đàn, dịch giả là các ông Tô Nam, Nguyễn Đình Diệm, chuyên viên Hán học trường Viễn Đông bác cổ Sài Gòn và Văn Vinh - Lê Khải Văn. Bản dịch trên dựa vào bản sao lục bằng tiếng Hán do cháu gọi bằng chú của tác giả là Phạm Phú Lâm (từng giữ chức Khâm sai Tả trực kỳ vào năm 1886) và người đồng châu là Trương Trọng Hữu sắp xếp thành tập.

3. Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Có thể nói cuốn Nhật ký giống như một thước phim trắng đen đã phơi bày nên sự tàn khốc, khó khăn của chiến tranh chống Mỹ. Chỉ bằng những dòng chữ thôi mà đã đủ để cho ta cảm nhận được sự đau đớn, khắc nghiệt và nguy hiểm của các trận đánh ác liệt của quân và dân ta, sự tàn phá, càn quét của Đế Quốc Mỹ. Và cũng thông qua sự thực tế tàn khốc này này ta cũng nhìn thấy được những sự hi sinh của các thanh niên xung phong, họ vẫn sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu, cống hiến cho đất nước.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Trên con đường giải phóng đất nước ngày ấy, Thùy Trâm đã tiếp xúc với các anh em bộ đội và cả người thân của họ nữa. Có cả những người mẹ Việt Nam anh hùng tiễn con đi không có ngày trở lại, có những người vợ đã mất chồng và 3, 4 đứa con. Những hy sinh trong chiến tranh hẳn người Việt Nam nào cũng đã từng được nghe hoặc biết đến qua nhiều phương tiện truyền thông. Nhưng chỉ khi đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nghe những lời tâm sự của người con gái ngày đêm đối mặt với bom đạn, ta mới thấu được những khắc nghiệt đến kinh người của cuộc chiến tranh ngày ấy. Trong quyển Nhật ký này có những trang sách khiến người đọc phải rùng mình và hiểu được lý do tại sao ngày xưa dân ta lại căm thù giặc đến vậy.

>> Bút ký là gì? Top 3 tác phẩm bút ký nổi tiếng hiện nay

Lời kết

Chắc chắn rằng từ những thông tin của bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Ký sự là gì? Những tác phẩm ký sự nào tiêu biểu nhất hiện nay. Hãy thường xuyên truy cập vào website của Xuyên Việt Media để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/ky-su-la-j-a56588.html