Ánh sáng trắng là gì? Tác dụng & cách phân biệt với ánh sáng màu

Ánh sáng trắng là gì? Các nguồn phát ánh sáng trắng

Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc, bao gồm 7 màu là: màu đỏ, cam, vàng, chàm, lục, lam, tím và các màu có trong ánh sáng trắng đều là màu gốc của quang phổ và được chiếu với cường độ thích hợp.

Vậy ánh sáng trắng có ở đâu?Các nguồn ánh sáng trắng chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy như:

Mặt trời là nguồn phát ánh sáng trắng rất mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các loại ánh sáng trắng

Hiện nay, ánh sáng được chia ra làm 3 loại gồm: ánh sáng trắng mát, ánh sáng vàng và ánh sáng trung tính.

Ánh sáng trắng mát

Trong khoảng 4500K ~ 6500K sẽ tạo ra ánh sáng "trắng mát" rực rỡ, sống động. Loại ánh sáng này được đề nghị sử dụng tại các khu vực trưng bày, chiếu sáng an ninh hay nhà để xe.

Ánh sáng vàng (vàng ấm)

Trong khoảng 2700K ~ 3500K được gọi là màu "trắng ấm" hoặc là "vàng ấm". Ánh sáng vàng sẽ tạo ra ánh sáng dịu, thư giãn, rất hoàn hảo để sử dụng trong các phòng ngủ, phòng khách và các nhà hàng.

Ánh sáng trung tính

Trong khoảng 3500K ~ 4500K sẽ tạo ra một ánh sáng "trung tính" mang lại cảm giác thân thiện và hấp dẫn. Ánh sáng này lý tưởng để sử dụng trong văn phòng, tầng hầm, nhà để xe và những môi trường làm việc.

Ứng dụng của ánh sáng trắng trong đời sống

Ánh sáng trắng được ứng dụng trong đời sống vô cùng rộng rãi, và đóng vai trò rất quan trọng cho sinh hoạt của con người.

Có thể sử dụng đèn ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng để làm đèn đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự phân tích ánh sáng trắng

Chúng ta có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành ánh sáng màu bằng hai cách sau:

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính

Khi ta chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính (lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác) thì ta sẽ thu được nhiều chùm sáng có màu khác nhau nằm cạnh nhau, tạo thành một dải màu như màu của cầu vồng.

Màu sắc này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, gồm là: Đỏ - cam - vàng - lục - lam - chàm - tím ( theo định luật khúc xạ).

Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu đã có sẵn trong chùm sáng trắng, cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau.

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD

Ngoài cách trên, ta có thể phân tích chùm ánh sáng trắng thành những chùm ánh sáng màu bằng sự phản xạ trên đĩa CD.

Phân tích chùm ánh sáng trắng bằng phản xạ trên đĩa CD. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ánh sáng màu là gì?

Ánh sáng màu là các nguồn sáng phát ra trực tiếp như đèn LED, đèn Laze, đèn ống quảng cáo. Ngoài ra, ánh sáng màu còn được phát ra từ các nguồn phát như bút laze, những đèn ống phát ra ánh sáng màu đỏ, vàng, tím,... dùng trong quảng cáo.

Thế nào được gọi là ánh sáng màu? (Ảnh: Canva)

Cách tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu

Tấm lọc màu là những tấm trong suốt (rắn, lỏng hay màng mỏng) có màu. Tấm lọc màu có thể là tấm kính màu, tấm nhựa trong có màu, giấy bóng kính có màu hay một lớp nước màu.

Tấm lọc màu có công dụng là chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.

Tấm lọc màu nào thì sẽ cho màu đó đi qua và hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác.

Tạo ánh sáng màu bằng tấm lọc màu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự trộn các ánh sáng màu

Trộn các ánh sáng màu là khi chiếu 2 hoặc nhiều màu vào cùng một chỗ trên màn trắng ta sẽ thu được màu tại vị trí đó trên màn trắng. Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được một màu khác hẳn.

Trộn 2 ánh sáng màu với nhau

Cách tạo ra ánh sáng trắng bằng trộn 3 ánh sáng màu

Ba màu cơ bản khi được trộn lẫn thích hợp sẽ tạo ánh sáng trắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Dưới đây là màu sắc của các vật khi chiếu dưới 2 ánh sáng trắng và màu:

Màu sắc một số vật dưới ánh sáng trắng

Màu của vật dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì sẽ có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ các vật màu đen).

Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật

Các vật màu thông thường không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả năng tán xạ (hắt lại theo mọi phương) khi ánh sáng chiếu đến chúng.

Thí nghiệm: Quan sát hình dưới

Thí nghiệm cho thấy khả năng tán xạ ánh sáng màu của vật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ta thấy:

Giải đáp câu hỏi về ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Bài 1: Trong số 4 nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng

B. Bóng đèn ống thông dụng

C. Một đèn led

D. Một ngôi sao

Đáp án:

Chọn C. Một đèn LED. Vì đèn LED phát ra ánh sáng màu, có đèn phát ra ánh sáng màu đỏ, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng nên không phải nguồn phát ra ánh sáng trắng.

Bài 2: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng

a) bút laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng

b) chiếu ánh sáng trắng qua một tấm kính màu xanh thì ta được ánh sáng

c) Ánh sáng do đèn pha ô tô phát ra là ánh sáng

d) Có thể tạo ra ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu

1. Trắng

2. Xanh

3. Đỏ

4. Vàng

Đáp án:

a- 3 b- 2 c- 1 d- 4

Bài 3: Tẩm một ít cồn 90 độ vào một miếng bông rồi để vào đĩa đốt, sau đó rắc vài hạt muối vào ngọn lửa, màu của ánh sáng phát ra là màu gì?

Đáp án:

Màu của ánh sáng phát ra là màu vàng do muối Na tạo nên.

Bài 4: Em có một tấm lọc A màu đỏ và một tấm lọc B màu lục

a) Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc đó thì em sẽ thấy tờ giấy màu gì? Nêu dự đoán và làm thì nghiệm kiểm tra. Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng.

b) đặt tấm lọc A trước tấm lọc B hoặc đặt tấm lọc B trước tấm lọc A thì màu của tờ giấy trong hai trường hợp có như nhau không? Nêu dự đoán và làm thì nghiệm kiểm tra

Đáp án:

a) Màu đen. Đó là vì ánh sáng trắng được hắt lên từ tờ giấy sau khi đi qua tấm lọc A màu đỏ thì thành ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ không đi qua được tấm lọc B màu xanh, nên ta thấy tối đen.

b) Nếu cho ánh sáng đi qua tấm lọc B trước rồi mới đi qua tấm lọc A thì hiện tượng sẽ xảy ra như trên và ta sẽ vẫn thấy tờ giấy màu đen.

Bài 5: Hãy kể ra một số màu mà em thấy được khi nhìn vào một bong bóng xà phòng ở ngoài trời. Một số em hãy cùng quan sát độc lập với nhau rồi so sánh kết quả

Đáp án:

Nhìn vào một bong bóng xà phòng thì ta có thể thấy màu này hay màu khác rất sặc sỡ tùy thuộc vào hướng nhìn. Nhìn chung ta sẽ quan sát được màu sát được các màu từ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Bài 6: Ta biết rằng phải có ánh sáng màu đi vào mắt mới gây ra cảm giác màu. Những ánh sáng có màu khác nhau chút ít sẽ gây ra cảm giác màu khác nhau chút ít. Ví dụ: Về màu vàng, có thể có màu vàng chanh, màu vàng nhạt, màu vàng sẫm, màu vàng nghệ, hãy kể một số màu đỏ khác nhau, màu xanh khác nhau và màu tím khác nhau

Đáp án:

- Đỏ sẫm, đỏ nhạt, đỏ cánh sen, đỏ cờ, đỏ tía…

- Xanh biếc, xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá cây, xanh lá mạ, xanh lơ, xanh thẫm, xanh nhạt…

- Tím sẫm, tím huế, tím hoa cà.

Bài 7: Nguồn sáng nào dưới đây phát ánh sáng trắng?

A. Đèn led vàng

B. Đèn neon trong bút thử điện

C. Đèn pin

D. con đom đóm

Đáp án:

Chọn C. Đèn pin. Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha oto, xe máy hoặc bóng đèn pin đều là nguồn phát ánh sáng trắng.

Bài 8: Nguồn sáng nào dưới đây phát ánh sáng màu?

A. Đèn led

B. Đèn ống thường dùng

C. Đèn pin

D. Ngọn nến

Đáp án:

Chọn A. Đèn led. Vì các đèn LED phát ra ánh sáng màu, có đèn phát ra ánh sáng màu vàng, có đèn phát ra ánh sáng màu lục.

Bài 9: Chỉ ra câu sai

Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu:

A. Thắp sáng một đèn led đỏ

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ

C. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ

D. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu tím

Đáp án:

Chọn D. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một tấm lọc màu tím. Vì khi chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu tím ta sẽ thu được ánh sáng màu đen.

Bài 10: Nhúng 1 tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta sẽ thấy nó có màu gì?

A. Màu trắng

B. Màu đỏ

C. Màu lục

D. Màu đen

Đáp án:

Chọn D. Màu đen

Nhúng 1 tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta sẽ thấy nó có màu đen.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức về ánh sáng trắng mà Monkey muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, cách phân biệt ánh sáng trắng và có thể áp dụng được chúng trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.

Link nội dung: https://phamkha.edu.vn/anh-sang-trang-co-bao-nhieu-mau-a5578.html